Bản tin

Chọn mua chân máy ảnh - tripod

Chân máy (tripod) là một phụ kiện hữu ích cần có đối với bất kỳ ai đam mê nhiếp ảnh bởi nó giảm thiểu các hiện tượng nhòe mờ gây ra do rung máy. Bài viết giúp bạn có một số thông tin cơ bản để chọn mua được chân máy tốt. Được làm từ nhôm, sợi carbon, hoặc gỗ, hầu hết các chân máy đều có thiết kế các chân có thể thu gọn lại để dễ dàng cất đi khi không sử dụng hoặc mang theo người khi đi xa. Khi nào bạn cần một chân máy? Mặc dù không phải lúc nào bạn cũng cần đến chân máy để chụp ảnh, nhưng có những tình huống mà bạn không thể không có một chiếc để đảm bảo có ảnh đẹp, đặc biệt khi bạn muốn tạo những hiệu ứng nhất định cho ảnh. - Phơi sáng dài (long exposure): Các cảnh chụp ban đêm hoặc hoàng hôn thường yêu cầu phơi sáng lâu, tốc độ màn trập chậm lại, có khi cần tới 30 giây để cảm biến lấy đủ ánh sáng. Trong tình huống như vậy, bạn gần như là không thể cầm máy ảnh để chụp, vì tay bạn dù vững cũng vẫn gây ra độ rung nhất định cho máy ảnh, dẫn tới ảnh bị nhòe mờ. - Chụp với ống kính Tele: Các ống kính Tele (có tiêu cự từ 90 tới 600mm) cho phép bạn chụp được đối tượng ở rất xa nhưng cũng đồng thời phóng đại bất kỳ chuyển động nào trong quá trình chụp, khiến cho ảnh bị mờ, do đó bạn cần chân máy để loại bỏ các rung động của máy ảnh. - Tự chụp chân dung và chụp nhóm: Gắn máy ảnh của bạn trên một mặt chân máy, chọn các thiết lập thông số mong muốn và kích hoạt hẹn giờ 10 giây để chụp chân dung và chụp nhóm với bạn bè một cách dễ dàng. Cách này có lẽ là an toàn hơn nhiều so với ủy thác máy ảnh của bạn cho một người lạ. - Chụp từ trên cao: Mở rộng cột trung tâm và chân tripod của bạn và thiết lập để có thể nâng cao máy ảnh của bạn, lúc này bạn nên thiết lập máy ảnh ở chế độ chụp tự động, hoặc sử dụng dây bấm mềm/điều khiển từ xa. Bạn sẽ có những bức ảnh ở tầm nhìn cao hơn. - Khi bạn cần sự linh hoạt: Các tripod không chỉ dùng để gắn máy ảnh, bạn có thể gắn một máy quay phim, hoặc một chiếc đèn flash, tấm phản quang... Gắn máy quay phim cá nhân lên chân máy sẽ giúp bạn thực hiện thao tác lia máy tốt hơn, mang lại những clip chuyên nghiệp. - Khi bạn chụp cận cảnh (macro), chụp ảnh chuyển động, ảnh thể thao, ảnh thiên nhiên...: Chụp ảnh các đối tượng nhỏ bé như côn trùng, hoa lá... không dễ và đòi hỏi nhiều kỹ năng để có bức ảnh đẹp, những chuyển động dù nhỏ nhất cũng làm hỏng bức ảnh của bạn. Ngược lại, các đối tượng đang chuyển động với tốc độ cao cũng rất khó nắm bắt. Chân máy sẽ giúp bạn loại bỏ những chuyển động không mong muốn. Các thông số cần quan tâm khi chọn mua tripod Khi mua chân máy bạn cần quan tâm đến một số thông số chính gồm: - Trọng lượng: tùy theo mục đích chụp ảnh và loại máy ảnh bạn sử dụng mà bạn chọn cho mình một chân máy phù hợp. Các chân máy cỡ nhỏ phù hợp với các máy ảnh nhỏ gọn như máy compact và máy ảnh không gương lật, hoặc máy ảnh DSLR nhưng không sử dụng các ống kính lớn hoặc đèn flash phụ, dùng mang theo trong các chuyến du lịch, dã ngoại… Các chân máy lớn hướng đến những tay máy chuyên nghiệp và cho phép sử dụng các thân máy lớn, ống kính to và nặng. - Độ vững chắc và ổn định: không phải chân máy nào cũng có khả năng giữ ổn định tốt. Chân máy tốt phải cho phép kéo dài, mở rộng dễ dàng, đồng thời ở độ cao tối đa vẫn phải rất ổn định, không bị rung rinh khi có gió. Khi chọn mua chân máy, bạn phải thử bằng cách mở rộng tối đa chân máy và ấn mạnh từ trên xuống, chú ý các phần khớp nối giữa các đoạn chân máy có được giữ chắc chắn không. - Chất liệu: hầu hết chân máy được làm từ nhôm, nhưng độ dày và độ cứng khỏe của chân máy thì khác nhau. Chân máy quá nhẹ thì rõ ràng là không tốt, còn chân máy tốt thì có thể quá nặng để di chuyển. Các chân máy làm từ sợi carbon đáp ứng tốt về tỉ lệ giữa trọng lượng và độ ổn định, có thể giảm tới 1/3 trọng lượng trong khi độ ổn định tốt hơn, nhưng giá cũng đắt hơn ít nhất là gấp đôi so với các chân máy bằng nhôm tương đương. Nếu bạn thường xuyên di chuyển thì loại chân máy này đáng để đầu tư. - Cơ chế khóa chân: bạn nên tìm hiểu và chọn chân máy có cách khóa vặn dễ dùng và chắc chắn, để đảm bảo thao tác nhanh và luôn ổn định. Thông thường các tripod có khóa kiểu trượt, tức là chỉ cần kéo dài các đoạn chân máy đã được thu gọn và dùng van cố định. Ngoài ra còn có loại chân máy có kiểu xoáy vặn, kiểu này thao tác sẽ lâu hơn nhưng sẽ bỏ đi được cái van vướng víu. Nên thử tháo lắp chân máy xem có dễ dùng không thì mới mua. - Số đoạn chân máy: nếu bạn thích chụp ảnh ở nhiều độ cao khác nhau thì nên tính đến việc mua một chân máy có nhiều đoạn để mở rộng độ cao linh hoạt. Thông thường chân máy có 2-3 đoạn, cá biệt có chân máy có nhiều đoạn hơn hoặc có loại chỉ có một đoạn duy nhất. Khi mua chân máy nhiều đoạn, bạn cũng nên để ý đến độ ổn định khi mở rộng tối đa chân máy, vì rõ ràng càng cao thì chân máy sẽ càng kém vững. Ngoài ra, một chân máy có 3 đoạn có thể có tổng chiều cao bằng chân máy 4 đoạn, nhưng chân máy 4 đoạn sẽ nhỏ gọn hơn loại 3 đoạn, dễ vận chuyển hơn. - Chiều cao: nói chung bạn sẽ cần các chân máy có chiều cao ngang tầm mắt, nhưng nếu chụp ảnh macro thì có thể bạn cần chân máy thật thấp. - Đầu nối (tripods heads): là nơi bạn gắn máy ảnh vào chân máy, thường có sẵn trên chân máy, bạn cần kiểm tra xem có gắn được máy ảnh của bạn không, nếu không thì cần xem chân máy đó có cho gắn đầu nối rời không. Có 2 loại đầu nối chính là đầu ball và đầu pan, trong đó đầu ball gần như cho phép bạn xoay máy "tự do", còn đầu pan thì chia thành các nấc khác nhau và bạn sẽ điều chỉnh máy ảnh chính xác theo từng góc chụp. Đầu nối tốt sẽ cho phép bạn xoay được máy theo nhiều góc khác nhau cũng như dễ dàng tháo lắp. - Cột trung tâm: các tripod đều có một cột trung tâm (centre columm) để gắn chân máy, cho phép nâng cao thêm máy ảnh khi mà các chân đã được mở rộng hết cỡ. Một số chân máy có thể gắn ngược để bạn có thể xoay máy ảnh xuống dưới khi cần chụp dưới mặt đất. Một số khác có móc để bạn treo đồ vào. Tùy theo nhu cầu mà bạn chọn loại cột trung tâm nào. - Giá: chân máy có giá khá phong phú, thường tính theo trọng lượng, chất liệu và tính năng của chân máy. Không nên chọn chân máy quá rẻ tiền. Các loại chân máy Một tiêu chí quan trọng khi lựa chọn chân máy là trọng lượng. Luôn luôn nhớ rằng chân máy phải đảm bảo giữ vững một chiếc máy ảnh nặng hơn máy ảnh của bạn một chút, nghĩa là máy ảnh không được quá nặng so với khả năng nâng đỡ của chân máy. Bạn sẽ không muốn đặt một máy ảnh DSLR full-frame to và nặng trên một chân máy nhỏ dùng đặt trên bàn. Ngoài ra, bạn cũng không nên chọn một chân máy quá nặng vì có thể bạn sẽ ngại phải mang đi và do đó thường xuyên để nó ở nhà. - Chân máy để bàn: còn gọi là chân máy mini, sẽ rất tuyệt vời cho tình huống không gian chụp hạn chế. Chân máy mini rất nhỏ gọn và thuận tiện khi cho vào túi. Những người thường xuyên chụp ảnh thực phẩm, chẳng hạn như các bà nội trợ hay viết blog khoe món ăn, nên sắm loại chân máy nhỏ gọn này. Các nhiếp ảnh gia chụp thực phẩm cũng sẽ thấy rất hữu ích khi chụp các món ăn bên trong không gian ánh sáng khiêm tốn của các nhà hàng. Lưu ý, máy ảnh sử dụng được loại chân máy này là loại máy ảnh compact nhỏ gọn, hoặc các máy ảnh không gương lật có ống kính hoán đổi được. Máy ảnh lớn hơn không sử dụng được. Dùng trong chụp ảnh du lịch, chụp ảnh macro, chụp thực phẩm, chụp cây cỏ, côn trùng… - Chân máy dạng compact: đây là dạng chân máy có kích cỡ trung bình, thường được tặng kèm hoặc bán kèm khi bạn mua máy ảnh mới. Chân máy compact có thể mở rộng ra với kích thước của chân máy đầy đủ, nhưng có giá rẻ hơn và trọng lượng nhẹ hơn các chân máy kích thước đầy đủ (chân máy chuyên nghiệp). Chân máy này cũng rất phù hợp với vai trò là bạn đồng hành du lịch tốt vì bạn có thể gấp gọn và cho vào hành lý xách tay. Tuy nhiên, nhiều chân máy compact không cho bạn tùy chọn để thay đổi các đầu nối và có thể không ổn định khi sử dụng với máy ảnh nặng. Đối tượng sử dụng loại chân máy này là người mới bắt đầu chụp ảnh và các du khách. Máy ảnh thích hợp để gắn trên chân máy này là loại máy ảnh compact, máy ảnh không gương lật và máy ảnh DSLR cỡ nhỏ, dùng cho hầu hết mục đích chụp ảnh. - Chân máy chuyên nghiệp (full-sized): loại chân máy cỡ lớn này dành cho các chuyên gia và người dùng cao cấp, chủ yếu sử dụng trong các studio hoặc các sự kiện quan trọng như thể thao, đám cưới, chụp thiên nhiên và chụp macro… Chân máy chuyên nghiệp cung cấp các loại đầu chân máy để phù hợp với yêu cầu chụp ảnh khác nhau của người dùng. Nó nặng hơn và thường dùng cho các máy ảnh DSLR chuyên nghiệp với ống kính có tiêu cự dài hơn. Trọng lượng tăng cũng có nghĩa là nó cung cấp sự ổn định tốt hơn, ngay cả trong thời tiết có gió. - Chân máy… không phải tripod: nếu như thuật ngữ tripod dùng để chỉ một giá đỡ ba chân dùng để gắn máy ảnh lên, thì các chân máy dưới đây đều không phải là tripod, nhưng vẫn có thể giúp bạn giữ ổn định cho máy ảnh. + Dùng chai nước làm chân máy: bạn có thể tìm hoặc mang theo bất kỳ một cái chai nào để làm giá đỡ cho máy ảnh nếu bạn có một Bottle Cap tripod. Đó là một nắp cao su có ren để xoáy vào nắp chai và có vít để gắn với máy ảnh (xem hình). Trước khi đặt máy ảnh lên, bạn nhớ đổ đầy chai nước nhé. Lưu ý chân máy này chỉ phù hợp với loại máy ảnh compact thật nhỏ gọn. + Chân máy Monsterpod: làm bằng vật liệu polymer với một đầu hút chân không để bám dính vào một loạt các bề mặt như xi măng, thủy tinh, đá cẩm thạch, đá thường, tường nhà…, phần ốc vít sẽ giúp gắn máy ảnh của bạn thật chắc. Vậy là bạn có thể chụp ảnh ở bất cứ đâu có mặt phẳng để dính Monsterpod. + Chân máy Gorillapod: cũng có 3 chân như tripod, nhưng các chân của Gorillapod có thể uốn cong tùy theo địa hình bề mặt nơi bạn muốn đặt chân máy. Bạn có thể đặt Gorillapod ở hầu như mọi nơi: cành cây, lan can, cột nhà… dù bề mặt cong hay phẳng. Cả ba loại chân máy độc đáo trên đều có thể cho những góc chụp độc đáo, thích hợp cho các máy ảnh compact và máy ảnh không gương lật. - Chân máy đơn monopod: So với giá ba chân tripod, chân máy đơn monopod cơ động hơn, phù hợp trong chụp ảnh hành động tốc độ cao như chụp ảnh thể thao, hoặc khi quay video. Nhờ các ống nối có thể kéo dài ra khi cần, bạn có thể nâng được máy lên cao. Khi sử dụng monopod, bạn vẫn phải cầm chân máy, nhưng sẽ chỉ cần sử dụng một tay cho cả bộ máy nặng có gắn ống tele, thao tác lia máy dễ dàng và ổn định hơn. Nhờ khả năng di động của chân máy đơn, bạn có thể có được những góc chụp tốt hơn do không cần phải tìm nơi để đặt chân máy như với tripod. Lưu ý khi sử dụng chân máy - Tăng tính ổn định: Ở những nơi có gió mạnh, chẳng hạn như bãi biển, chân máy của bạn cũng dễ bị rung hoặc thậm chí bị đổ cùng với máy ảnh của bạn. Một cách để ngăn chặn điều này là treo túi máy ảnh hoặc một vật nặng nào đó lên phần cột trung tâm của chân máy. Một số tripod có kèm theo một cái móc dành riêng cho mục đích này. - Chăm sóc và bảo trì: Để kéo dài tuổi thọ của chân máy, hãy luôn luôn lau sạch nó với một miếng vải ẩm sau khi sử dụng và sau đó lau khô trước khi cất đi. Đối với những người thích chụp ảnh ở biển, hãy luôn nhớ rửa chân máy để ngăn ngừa chân máy bị muối ăn mòn. Đông Phong

Mẹo chụp tia nắng mặt trời và hiệu ứng ánh sao

Mẹo chụp tia nắng mặt trời và hiệu ứng ánh sao Các bức ảnh có tia nắng mặt trời tỏa sáng hay những ngọn đèn màu lấp lánh như ánh sao thật sự rất đẹp và huyền diệu. Có thể bạn nghĩ rằng phải có tay nghề cao mới chụp được những bức ảnh như vậy. Tuy nhiên, chỉ cần vài bước cài đặt đơn giản và tìm được vị trí đứng thích hợp là bạn đã có thể có được những bức ảnh ấn tượng mà không cần phải chỉnh sửa hậu kỳ quá nhiều. Làm cách nào để chụp tia nắng mặt trời và hiệu ứng ánh sao? Bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại máy ảnh point and shoot (hay còn gọi là máy ảnh du lịch hoặc máy compact) để chụp các bức ảnh có các tia sáng tỏa ra từ mặt trời hoặc đèn điện. Nhưng để có được hiệu quả cao nhất, bạn nên sử dụng máy ảnh DSLR hoặc các máy ảnh không gương lật có thể thay đổi ống kính và chỉnh khẩu độ. Bạn cũng nên sử dụng một kính lọc tia cực tím để bảo vệ cho cảm biến máy ảnh, bởi vì những bức ảnh chụp tia nắng đòi hỏi bạn phải hướng ống kính trực tiếp vào mặt trời. Đối với các bức ảnh chụp hiệu ứng ánh sao của đèn điện, sự cố định của máy ảnh là yếu tố quan trọng. Vì vậy bạn sẽ phải sử dụng chân máy hoặc nút bấm chụp từ xa để chụp ảnh. Kỹ thuật chụp thể loại ảnh này là sử dụng khẩu độ nhỏ khoảng f/22 và một ống kính góc rộng, chẳng hạn như 18 mm. Với khẩu độ nhỏ, các lá khẩu (blade) trong ống kính sẽ khép lại chỉ để chừa một lỗ rất nhỏ cho ánh sáng đi qua. Độ mở nhỏ sẽ làm cho ánh sáng bị nhiễu xạ hoặc bị cong, khiến cho điểm phát sáng trở thành lấp lánh như ánh sao khi ánh sáng đi vào cảm biến và được ghi lại. Bạn có thể hình dung quá trình này cũng giống như khi bạn nhìn vào ngọn đèn. Lúc nheo mắt lại, bạn sẽ thấy các tia sáng phát ra xung quanh ngọn đèn đó. Các ống kính khác nhau thì có số lượng lá khẩu khác nhau. Càng nhiều lá khẩu thì sẽ càng tạo ra nhiều tia sáng lấp lánh. Tiêu cự ống kính rộng hơn cũng làm tăng kích thước điểm sáng lấp lánh. Tiêu cự càng rộng thì điểm sáng càng lớn. Về phần cài đặt trên máy ảnh, bạn nên chụp với chế độ ưu tiên khẩu độ (ở máy ảnh Canon có ký hiệu là AV, còn máy Nikon ký hiệu là A) và đặt khẩu độ là f/22. Nên đặt ISO thấp, trong khoảng từ 100 - 200, bởi vì đặt ISO cao sẽ làm ảnh bị nhiễu. Máy ảnh sẽ tự động chọn tốc độ cửa trập. Nếu thấy bức ảnh chụp quá tối hoặc quá sáng, bạn nên chuyển sang chế độ điều chỉnh bằng tay, vẫn cài đặt khẩu độ và ISO như trên, và chỉnh tốc độ cửa trập tăng lên một chút để có bức ảnh sáng hơn hoặc giảm tốc độ cửa trập để có bức ảnh tối hơn. Trong điều kiện ngoại cảnh ánh sáng yếu, chẳng hạn chụp vào buổi đêm, thì tốc độ cửa trập có thể sẽ chậm. Bạn cần sử dụng chân máy để ảnh không bị nhòe. Nếu bạn muốn chụp bằng tay thì có thể áp dụng quy tắc ngón tay cái trong nhiếp ảnh. Quy tắc này nói rằng bạn có thể chụp một bức ảnh không dùng chân máy nếu tốc độ cửa trập lớn hơn hoặc bằng tiêu cự ống kính. Ví dụ bạn có thể chụp ảnh bằng ống kính 18 mm với tốc độ cửa trập là 1/18 giây hoặc nhanh hơn nữa, hoặc dùng ống kính 50 mm với tốc độ cửa trập 1/50 giây hoặc nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn chụp hiệu ứng ánh sao của đèn điện thì tốc độ cửa trập nói chung sẽ rất chậm nên bạn cần phải sử dụng chân máy hoặc đặt máy ở một vị trí vững chãi. Một sự lựa chọn khác là tăng ISO, nhưng nó sẽ làm tăng nhiễu trong bức ảnh của bạn. Cùng với chân máy, nút bấm chụp từ xa (loại có dây nối đến máy ảnh hoặc loại không dây) rất hữu ích. Nó giúp bạn tránh được rung máy khi bấm nút. Nếu không có thiết bị này, bạn có thể sử dụng chức năng đặt thời gian chụp sau 2 giây hoặc 10 giây. Nút bấm chụp từ xa cũng cho phép bạn sử dụng chế độ Phơi sáng dài (Bulb mode) để giữ cho tốc độ cửa trập lâu hơn 30 giây. Tính toán thời gian chụp ánh dương và ánh sao Tia sáng mặt trời và ánh sao đèn điện được tạo ra từ những điểm sáng tập trung chứ không phải là những nguồn sáng trải rộng hoặc nguồn sáng khuếch tán. Điểm sáng tập trung là nơi mà ánh sáng phát ra từ một điểm duy nhất, chẳng hạn như một ngọn đèn đường, đèn pha xe hơi, đèn flash máy ảnh, hay thậm chí là các bóng đèn trang trí dịp dáng sinh. Nguồn sáng trải rộng là nơi mà ánh sáng phát ra trong một phạm vi rộng hơn, chẳng hạn như đèn sương mù, tấm bảng quảng cáo, đèn nê-ông. Còn nguồn sáng khuếch tán là nơi mà ánh sáng được trải ra rất rộng hoặc rất khó phát hiện điểm phát sáng, chẳng hạn như mặt trời trên bầu trời u ám, ánh sáng của đèn softbox trong studio, hoặc ánh sáng phản xạ trên các bề mặt rộng như hồ nước v.v... Mặt trời ban ngày không phải là một điểm sáng tập trung, bởi vì nó thường quá sáng và quá rộng để tạo ra tia sáng. Vì vậy, thời điểm tốt nhất để chụp ảnh ánh dương là lúc mặt trời mới mọc hoặc sắp lặn, tức là vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn. Chụp vào mùa đông cũng là một ý hay vì lúc đó mặt trời không quá chói chang. Sau khi bạn đã chọn đúng thời điểm trong ngày để chụp, bước tiếp theo là bạn "sắp xếp" cho mặt trời ở trong tác phẩm của mình bằng cách cho một phần của mặt trời lấp ló sau tán cây hay một tòa nhà. Cho dù bị che khuất một phần nhưng mặt trời vẫn rất sáng. Ánh sáng của nó có thể bao phủ khắp cảnh vật trong tấm ảnh. Mặt trời bị che khuất một phần cũng làm tăng hiệu quả khi khép khẩu trên máy ảnh. Bạn hãy đặt máy ảnh ở vị trí sao cho mặt trời nằm khuất hẳn sau đối tượng và tưởng tượng vị trí chụp. Sau đó, di chuyển máy ảnh một cách từ từ cho đến khi mặt trời bắt đầu ló ra và bấm máy. Để có hiệu ứng ánh sao vào buổi đêm, bạn cần phải tìm các điểm sáng thích hợp. Đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu giao thông và đèn xe hơi là các điểm sáng ưa thích của nhiếp ảnh gia. Bởi vì những điểm sáng này không chói chang như mặt trời, nên bạn không cần phải giấu nó sau một đối tượng nào cả. Bạn có thể kết hợp tất cả các điểm sáng này để tạo thành một "bộ sưu tập" các ánh sao gói gọn trong một khuôn hình. Các đèn pha xe hơi khi di chuyển sẽ tạo thành các dải sáng, trong khi đèn tín hiệu giao thông sẽ biến thành các ngôi sao lấp lánh. Sáng tác các bức ảnh ánh dương và ánh sao Hãy kiên nhẫn và tiến hành thử nghiệm ở nhiều góc độ để chụp các bức ảnh có tia nắng mặt trời. Chỉ một thay đổi nhỏ trong góc chụp và trong lượng ánh sáng cũng tạo ra sự khác biệt rất lớn trên các tấm ảnh. Hai tấm ảnh dưới đây chụp cùng một cái cây và cách nhau hai phút. Sự khác biệt ở đây chính là góc chụp khi nhiếp ảnh gia đã lùi vài bước để chụp tấm thứ hai. Khi lùi vài bước, mặt trời lộ rõ sau những tán lá thay vì bị che khuất bởi thân cây như trong tấm ảnh thứ nhất. Sau khi đã chụp thành thạo các tấm ảnh có một mặt trời, bạn hãy nâng cao trình độ nhiếp ảnh của mình với một tấm ảnh chứa "nhiều mặt trời". Cách dễ dàng nhất để có nhiều mặt trời trong một bức ảnh là sử dụng ánh sáng phản xạ. Sự phản xạ qua nhiều điểm và nhiều mặt phẳng khác nhau sẽ tạo ra nhiều "mặt trời con". Hãy để ý đến các trường hợp ánh dương chiếu xuống mặt hồ và xe cộ. Bức ảnh dưới đây cho thấy có rất nhiều "mặt trời con" được tạo ra bởi sự phản xạ ánh sáng tại các vết lõm trên mui xe do tác hại của mưa đá. Hiệu ứng ánh sao có thể được tạo ra từ đèn trang trí Giáng sinh. Mỗi bóng đèn LED nhỏ là một điểm sáng và nó có thể biến thành một ngôi sao trong tấm ảnh của bạn. Hiệu ứng ánh sao sẽ làm nổi bật những tấm ảnh chụp dịp Giáng sinh, nhưng bạn cũng có thể sử dụng dây đèn màu để tạo hiệu ứng ánh sao cho bất kỳ đối tượng nào mà bạn chọn. Khi sử dụng hiệu ứng ánh sao cho ảnh quang cảnh thành phố, hãy tìm địa điểm nào có tập hợp nhiều đèn đường chiếu sáng. Hãy chụp vào lúc giờ xanh để có được hiệu ứng tốt nhất. Giờ xanh là thời gian trước khi mặt trời mọc hoặc khi mặt trời vừa lặn, bầu trời lúc đó có một màu xanh tối. Màu xanh này khi chụp ảnh với đèn đường sẽ làm nổi bật lên khung cảnh trong tấm ảnh của bạn. Trên đây bạn đã được trang bị những kiến thức cơ bản để chụp ảnh ánh dương và ánh sao. Bạn có thể chụp thể loại ảnh này ở khắp mọi nơi, vì thế hãy cầm máy lên, đặt khẩu độ f/22 và lên đường nào!   Tác giả bài viết: Đăng Khoa Nguồn tin: Theo Digital Photography School

Biên niên Ống Kính EF - Phần 1

Phần 1 [tháng 3, 1987 đến tháng 3, 1995] Tháng 3, 1987 Ra mắt các ống kính ‘EF35-70mm f/3.5-4.5‘, ‘EF35-105mm f/3.5-4.5‘, và ‘EF50mm f/1.8‘   EF35-70mm f/3.5-4.5   EF35-105mm f/3.5-4.5   EF50mm f/1.8 Tháng 4, 1987 Ra mắt ống kính mắt cá chéo ‘EF15mm f/2.8 Fisheye‘, được tích hợp một môtơ AFD (Arc Form Drive), và ống kính ‘EF28mm f/2.8‘, sử dụng thấu kính phi cầu, thủy tinh đúc Tháng 5, 1987 Ra mắt ống kính zoom tele ‘EF70-210mm f/4‘ và ‘EF100-300mm f/5.6‘ Tháng 6, 1987 Ra mắt ống kính hiệu suất cao ‘EF100-300mm f/5.6L‘, sử dụng các thấu kính fluorite và UD Tháng 10, 1987 Ra mắt ống kính ‘EF135mm f/2.8 Softfocus‘, được trang bị chế độ lấy nét mịn Tháng 11, 1987 Ra mắt ống kính ‘EF28-70mm f/3.5-4.5‘, sử dụng một thấu kính phi cầu và một màn chắn chống lóa Tháng 11, 1987 «Đầu Tiên Trên Thế Giới» Ra mắt ống kính ‘EF300mm f/2.8L USM‘, ống kính thay đổi được đầu tiên dành cho máy ảnh SLR được trang bị một môtơ siêu âm (USM dạng vòng)   EF300mm f/2.8L USM Tháng 12, 1987 Ra mắt ống kính ‘EF50mm f/2.5 Compact Macro‘ và ‘EF50-200mm f/3.5-4.5‘ Tháng 6, 1988 Ra mắt ống kính ‘EF28-70mm f/3.5-4.5 II‘, ‘EF35-135mm f/3.5-4.5‘, và ‘EF50-200mm f/3.5-4.5L’ Tháng 10, 1988 Ra mắt ống kính ‘EF35-70mm f/3.5-4.5A‘, một ống kính không có vòng lấy nét, được thiết kế riêng cho AF Tháng 11, 1988 Ra mắt ống kính ‘EF24mm f/2.8‘, sử dụng một hệ thống lấy nét phía sau để giảm hiện tượng loạn thị, cũng như ống kính ‘EF200mm f/1.8L USM‘ và ‘EF600mm f/4L USM‘ Tháng 12, 1988 Ra mắt ống kính ‘EF100-200mm f/4.5A‘, một ống kính được thiết kế riêng cho AF Tháng 4, 1989 Ra mắt ống kính ‘EF28-80mm f/2.8-4L USM‘, sử dụng hai thấu kính phi cầu mờ và bóng để giảm méo và loạn thị Tháng 9, 1989 «Đầu Tiên Trên Thế Giới» Ra mắt ống kính ‘EF50mm f/1.0L USM‘, có khẩu độ tối đa đáng kinh ngạc là f/1, lớn nhất trong các ống kính thay đổi được dành cho máy ảnh SLR định dạng 35mm   EF50mm f/1.0L USM Tháng 9, 1989 Ra mắt ống kính ‘EF85mm f/1.2L USM‘, sử dụng một thấu kính phi cầu mờ và bóng và là ống kính sáng nhất trong số các ống kính cùng loại, cũng như ống kính ‘EF80-200mm f/2.8L‘, một ống kính zoom tele hiệu suất cao Tháng 10, 1989 Ra mắt ống kính ‘EF20-35mm f/2.8L‘, được tích hợp một thấu kính phi cầu và một hệ thống lấy nét trong và phía sau Tháng 3, 1990 Ra mắt ống kính ‘EF35-80mm f/4-5.6 PZ‘, được tích hợp cơ chế zoom bằng môtơ và được thiết kế riêng dành cho AF,và ống kính ‘EF35-135mm f/4-5.6 USM‘, ống kính đầu tiên của Canon sử dụng cơ chế lấy nét phía sau Tháng 4, 1990 Ra mắt ống kính ‘EF100mm f/2.8 Macro‘, được trang bị một bộ phận giới hạn nét Tháng 6, 1990 Ra mắt các ống kính zoom tele nhỏ gọn ‘EF70-210mm f/3.5-4.5 USM‘ và ‘EF100-300mm f/4.5-5.6 USM‘ Tháng 9, 1990 Ra mắt ống kính ‘EF35-80mm f/4-5.6‘, ống kính zoom tiêu chuẩn giá rẻ Tháng 10, 1990 Ra mắt ống kính nhỏ gọn ‘EF35mm f/2‘, được trang bị kết cấu ống kính đơn giản và khẩu độ tối đa lớn Tháng 11, 1990 Ra mắt ống kính ‘EF80-200mm f/4.5-5.6‘, ống kính zoom tele giá rẻ Tháng 12, 1990 Ra mắt ống kính ‘EF50mm f/1.8 II‘, ống kính nhẹ và giá rẻ sử dụng kết cấu ống kính kiểu Gauss Tháng 3, 1991 Ra mắt ống kính ‘EF75-300mm f/4-5.6‘, ống kính zoom tele giá rẻ có phạm vi zoom rộng hơn Tháng 4, 1991 Ra mắt ống kính ‘EF400mm f/2.8L USM‘, được trang bị hai thấu kính UD để chỉnh sắc sai, một vòng điện tử cho MF và một cơ chế cài đặt sẵn lấy nét tích hợp, cũng như ống kính ‘EF35-105mm f/4.5-5.6‘, ‘TS-E24mm f/3.5L‘, và ‘TS-E45mm f/2.8‘ Tháng 4, 1991 «Đầu Tiên Trên Thế Giới» Ra mắt ống kính ‘TS-E90mm f/2.8‘, ống kính cơ chế nghiêng-dịch chuyển tele tầm trung đầu tiên trên thế giới dành cho máy ảnh định dạng 35mm   TS-E90mm f/2.8 Tháng 10, 1991 Ra mắt ống kính ‘EF28-80mm f/3.5-5.6 USM‘, sử dụng thấu kính phi cầu đúc, và ống kính ‘EF100mm f/2 USM‘, được trang bị một hệ thống lấy nét phía sau và MF hoàn toàn Tháng 12, 1991 Ra mắt ống kính ‘EF14mm f/2.8L USM‘, ‘EF200mm f/2.8L USM‘, và ‘EF300mm f/4L USM‘ Tháng 3, 1992 Ra mắt ống kính ‘EF500mm f/4.5L USM‘, sử dụng các thấu kính fluorite và UD, cũng như USM dạng vòng và hệ thống lấy nét trong để đạt được khả năng vận hành AF không ồn Tháng 4, 1992 Ra mắt ống kính ‘EF35-80mm f/4-5.6 USM‘, được trang bị môtơ siêu âm Tháng 6, 1992 Ra mắt ống kính ‘EF80-200mm f/4.5-5.6 USM‘, ‘EF35-105mm f/4.5-5.6 USM‘, ‘EF75-300mm f/4-5.6 USM‘, và ‘EF20mm f/2.8 USM‘ Tháng 7, 1992 Ra mắt ống kính tele tầm trung nhỏ gọn ‘EF85mm f/1.8 USM‘, hỗ trợ MF hoàn toàn và sử dụng một hệ thống lấy nét phía sau để chỉnh các dạng quang sai khác nhau Tháng 11, 1992 Ra mắt ống kính ‘EF28-105mm f/3.5-4.5 USM‘, sử dụng nhiều nhóm thấu kính để đạt được thiết kế nhỏ nhất và nhẹ nhất trong số các ống kính cùng loại Tháng 1, 1993 «Đầu Tiên Trên Thế Giới» Ra mắt ống kính ‘EF35-350mm f/3.5-5.6L USM‘, một ống kính thay đổi được có phạm vi zoom 10x cũng như thao tác AF không ồn và tốc độ cao   EF35-350mm f/3.5-5.6L USM Tháng 3, 1993 Ra mắt ống kính ‘EF20-35mm f/3.5-4.5 USM‘, zoom bằng nhóm thấu kính thứ hai để giảm méo, và tích hợp màn chắn chống lóa trong nhóm thấu kính đầu tiên Tháng 5, 1993 Ra mắt ống kính ‘EF400mm f/5.6L USM‘, đạt được chất lượng hình ản cao và thao tác AF tốc độ cao và không ồn bằng việc sử dụng một thấu kính super UD Tháng 6, 1993 Ra mắt ống kính ‘EF50mm f/1.4 USM‘, dựa trên khái niệm thiết kế của FD50mm f/1.4 và tích hợp micro USM hỗ trợ MF hoàn toàn Tháng 10, 1993 «Đầu Tiên Trên Thế Giới» Ra mắt ống kính ‘EF28-80mm f/3.5-5.6 II USM‘, ống kính đầu tiên trên thế giới sử dụng một thiết kế quang học chỉ gồm có các thấu kính không chì EF1200mm f/5.6L USM Tháng 4, 1991 «Đầu Tiên Trên Thế Giới» Ra mắt ống kính ‘TS-E90mm f/2.8‘, ống kính cơ chế nghiêng-dịch chuyển tele tầm trung đầu tiên trên thế giới dành cho máy ảnh định dạng 35mm   EF28-80mm f/3.5-5.6 II USM Tháng 11, 1993 Ra mắt ống kính ‘EF28-70mm f/2.8L USM‘, sử dụng một thấu kính phi cầu mờ và bóng để đạt được chất lượng hình ảnh cao cũng như đường kính lớn ở bề mặt trước Tháng 3, 1995 Ra mắt ống kính ‘EF70-200mm f/2.8L USM‘, tích hợp bốn thấu kính UD, cũng như ‘EF75-300mm f/4-5.6 II USM‘   Kazunori Kawada  Sinh tại Quận Kanagawa vào năm 1961. Sau bốn năm làm trợ lý cho nhiếp ảnh gia Koichi Saito, Kawada trở thành nhiếp ảnh gia tự do vào năm 1997. Hiện nay, công việc của anh xoay quanh các bài đánh giá nhiếp ảnh cho các tạp chí máy ảnh và các ấn phẩm khác.

Biên niên Ống Kính EF – Phần 2

Biên niên Ống Kính EF – Phần 2 [tháng 8, 1995 đến tháng 1, 2006] Tháng 8, 1995 Tổng sản lượng ống kính EF đạt mốc 10 triệu sản phẩm Ra mắt ống kính ‘EF28-80mm f/3.5-5.6 III USM’ có lớp phủ mới Tháng 9, 1995 «Đầu Tiên Trên Thế Giới» Ra mắt ống kính ‘EF75-300mm f/4-5.6 IS USM‘, ống kính thay đổi được đầu tiên dành cho máy ảnh SLR định dạng 35mm được trang bị tính năng Image Stabilizer EF75-300mm f/4-5.6 IS USM Ra mắt ống kính ‘EF28mm f/1.8 USM‘, sử dụng một thấu kính phi cầu đúc Tháng 3, 1996 Ra mắt ống kính ‘EF400mm f/2.8L II USM‘, sử dụng một thiết kế quang học mới với việc sử dụng các thấu kính fluorite và UD để chỉnh sắc sai Tháng 4, 1996 Ra mắt ống kính ‘EF180mm f/3.5L Macro USM’, được tích hợp một hệ thống treo bên trong, ống kính ‘EF17-35mm f/2.8L USM‘, sử dụng hai thấu kính phi cầu, và ‘EF135mm f/2L USM’, ống kính nhẹ nhất trong số các ống kính cùng loại Tháng 9, 1996 Ra mắt ống kính không chì ‘EF28-80mm f/3.5-5.6 IV USM‘, và ‘EF24-85mm f/3.5-4.5 USM’, sử dụng hệ thống zoom chuyển động nhiều nhóm và một thấu kính phi cầu đúc Tháng 3, 1997 Ra mắt ống kính ‘EF300mm f/4L IS USM‘, sử dụng các thấu kính UD làm thấu kính thứ hai và thứ năm Tháng 12, 1997 Ra mắt ống kính ‘EF24mm f/1.4L USM‘, ống kính EF đầu tiên sử dụng cả các thấu kính phi cầu mờ và bóng và các thấu kính UD, và cũng là ống kính L không chì đầu tiên Tháng 2, 1998 Ra mắt ống kính ‘EF28-135mm f/3.5-5.6 IS USM‘, một ống kính nhỏ gọn được trang bị bộ phận IS mới phát triển và một hệ thống zoom chuyển động nhiều nhóm Tháng 3, 1998 Ra mắt ống kính ‘EF22-55mm f/4-5.6 USM‘, sử dụng một thấu kính phi cầu để có được một thiết kế nhỏ gọn, và ‘EF55-200mm f/4.5-5.6 USM’, cho phép thực hiện AF không ồn và tốc độ cao với việc sử dụng một môtơ micro USM Tháng 11, 1998 Ra mắt ống kính ‘EF100-400mm f/4.5-5.6L IS USM‘, ống kính L đầu tiên được tích hợp tính năng IS, cũng như các thấu kính fluortie và super UD Tháng 12, 1998 Ra mắt ống kính ‘EF35mm f/1.4L USM’, sử dụng một hệ thống lấy nét phía sau có sử dụng một thấu kính phi cầu mờ và bóng Tháng 4, 1999 Ra mắt ống kính ‘EF28-80mm f/3.5-5.6 V USM’ và ‘EF75-300mm f/4-5.6 III USM‘, sử dụng một thiết kế mới không chì và cao cấp Tháng 7, 1999 Ra mắt ống kính ‘EF300mm f/2.8L IS USM‘ và ‘EF500mm f/4L IS USM‘, một sự cải tiến để gồm có tính năng IS và các chức năng AF và dừng AF tốc độ cao Tháng 9, 1999 Ra mắt ống kính ‘EF70-200mm f/4L USM‘, có chất lượng hình ảnh cao với việc sử dụng các thấu kính fluorite và UD, ống kính ‘MP-E65mm f/2.8 1-5x Macro‘, hỗ trợ chụp macro từ kích thước thực đến phóng to 5x, và ống kính ‘EF400mm f/2.8L IS USM‘ và ‘EF600mm f/4L IS USM‘, hai ống kính IS cho phép thực hiện AF tốc độ cao Tháng 3, 2000 Ra mắt ống kính ‘EF100mm f/2.8 Macro USM’, đạt được khả năng AF không ồn với việc sử dụng một môtơ USM dạng vòng, và nó là ống kính macro tele tầm trung đầu tiên được tích hợp hệ thống lấy nét trong Tháng 9, 2000 Ra mắt ống kính ‘EF28-90mm f/4-5.6 USM‘, sử dụng một thiết kế mới để có phạm vi độ dài tiêu cự tele rộng hơn và một thấu kính phi cầu để tăng chất lượng hình ảnh, và ống kính ‘EF28-200mm f/3.5-5.6 USM‘, đạt được chất lượng hình ảnh cao với việc sử dụng hai thấu kính phi cầu đồng thời có độ dài tiêu cự tele xa Tháng 10, 2000 Ra mắt ống kính ‘EF28-105mm f/3.5-4.5 II USM’, hỗ trợ AF tốc độ cao và MF hoàn toàn với một bộ phận cơ học tương đương các mẫu tiền thân Tháng 2, 2001 Tổng sản lượng ống kính EF đạt mốc 20 triệu sản phẩm Tháng 9, 2001 Ra mắt ống kính ‘EF70-200mm f/2.8L IS USM’, một ống kính zoom tele được trang bị tính năng IS Tháng 12, 2001 Ra mắt ống kính ‘EF16-35mm f/2.8L USM‘, một ống kính chống bụi và chống nước có góc rộng hơn «Đầu Tiên Trên Thế Giới» Ra mắt ống kính ‘EF400mm f/4 DO IS USM‘, một ống kính nhỏ gọn và có trọng lượng nhẹ sử dụng một ‘Thấu Kính Nhiễu Xạ Nhiều Lớp (DO)’ là một phần của hệ thống quang học trên một ống kính thay đổi được dành cho máy ảnh SLR định dạng 35mm EF400mm f/4 DO IS USM Tháng 9, 2002 Ra mắt ống kính ‘EF28-105mm f/4-5.6 USM‘, được trang bị môtơ Micro USM II mới được phát triển, ống kính ‘EF28-90mm f/4-5.6 II USM‘, có tốc độ AF nhanh nhất khi sử dụng với EOS 300V, và ống kính ‘EF90-300mm f/4.5-5.6 USM‘, sử dụng một thiết kế khẩu độ tròn Tháng 11, 2002 Ra mắt ống kính ‘EF24-70mm f/2.8L USM‘, sử dụng một thiết kế mới để có được góc rộng hơn, và một thấu kính phi cầu và một thấu kính UD để có chất lượng hình ảnh cao hơn Tháng 5, 2003 Ra mắt ống kính ‘EF17-40mm f/4L USM‘, có tầm zoom rộng hơn, và được tích hợp một thấu kính phi cầu và một thấu kính super UD để có chất lượng hình ảnh cao hơn Tháng 9, 2003 Ra mắt ống kính ‘EF28-90mm f/4-5.6 II‘ và ‘EF90-300mm f/4.5-5.6‘, đạt được khả năng AF tốc độ cao với việc sử dụng một môtơ DC cực kỳ nhỏ gọn, và ‘EF55-200mm f/4.5-5.6 II USM‘, giảm lóa và bóng ma bằng cách tối ưu hóa lớp phủ Tháng 6, 2004 Ra mắt ống kính ‘EF28-300mm f/3.5-5.6L IS USM‘, một ống kính siêu zoom được tích hợp tính năng IS và tầm zoom mở rộng ở đầu góc rộng, và ống kính ‘EF70-300mm f/4.5-5.6 DO IS USM‘, đạt được một thiết kế nhỏ gọn và giảm lóa và bóng ma bằng cách sử dụng một Thấu Kính Nhiễu Xạ Nhiều Lớp Tháng 9, 2004 Ra mắt ống kính ‘EF28-90mm f/4-5.6 III‘ dành cho EOS 300X và EOS 3000V, ống kính ‘EF-S17-85mm f/4-5.6 IS USM‘, ống kính EF đầu tiên được trang bị một thấu kính phi cầu bằng thủy tinh đúc có bề mặt phi cầu ở cả hai bên, và ống kính ‘EF-S 18-55mm f/3.5-5.6 USM‘, ống kính EF-S đầu tiên và cũng là ống kính đi kèm của máy ảnh EOS 300D, có thể mua riêng Tháng 11, 2004 Ra mắt ống kính ‘EF-S10-22mm f/3.5-4.5 USM‘, sử dụng một thấu kính phi cầu và thấu kính super UD Tháng 3, 2005 Ra mắt ống kính ‘EF-S18-55mm f/3.5-5.6 II USM‘ và ‘EF-S60mm f/2.8 Macro USM‘ Tháng 9, 2005 Ra mắt ống kính ‘EF70-300mm f/4-5.6 IS USM‘ và ‘EF24-105mm f/4L IS USM‘ Tháng 1, 2006 Tổng sản lượng ống kính EF đạt mốc 30 triệu sản phẩm (EF70-200mm f/2.8L IS USM) EF70-200mm f/2.8L IS USM Kazunori Kawada Sinh tại Quận Kanagawa vào năm 1961. Sau bốn năm làm trợ lý cho nhiếp ảnh gia Koichi Saito, Kawada trở thành nhiếp ảnh gia tự do vào năm 1997. Hiện nay, công việc của anh xoay quanh các bài đánh giá nhiếp ảnh cho các tạp chí máy ảnh và các ấn phẩm khác.

Lịch Sử Ống Kính EF của Canon [Phần 3]

Vào tháng 4, 2014, quá trình sản xuất tích lũy của 'ống kính EF' của Canon đạt kỷ lục 100 triệu chiếc. Hệ thống ngàm mới chiếm được sự tin tưởng của các nhiếp ảnh gia với chức năng điều khiển cơ học đã hoàn toàn bị loại khỏi ngàm FD truyền thống bằng cách nào? Phần 3 của loạt bài viết này cung cấp thêm thông tin cho bạn về lịch sử của quá trình phát triển này. (Người trình bày: Kazunori Kawada) Giai đoạn 3: Kỷ Nguyên Chuyển Tiếp và Cải Tiến – Ống Kính Dành Cho Các Máy Ảnh Độ Phân Giải Cao Canon đã hợp tác với Kodak để cho ra đời một chiếc máy ảnh DSLR vào năm 1995 với thân máy EOS của Canon làm cơ sở. Điều này đã đẩy nhanh quá trình chuyển tiếp từ máy ảnh phim, khi đó vẫn là dòng máy chủ đạo, sang máy ảnh số. Mặc dù tỉ lệ các mẫu máy ảnh EOS số đã phát triển, khả năng tương thích với ống kính EF dành cho máy phim không gây ra bất kỳ vấn đề nào lớn, có lẽ là do số điểm ảnh tương đối thấp lúc đầu. Tuy nhiên, máy ảnh số, không như máy ảnh phim, có cảm biến hình ảnh với một bề mặt hoàn toàn phẳng, dễ bị ảnh hưởng bởi phản xạ bên trong ống kính. Để khắc phục vấn đề này, các ống kính mới được áp dụng một lớp phủ chống phản xạ hiệu quả hơn. Đồng thời, đó cũng là kỷ nguyên chứng kiến sự tăng nhanh số điểm ảnh mỗi khi có sự thay đổi mẫu máy. Dự kiến sự ra đời của một kỷ nguyên độ phân giải cao, Canon đã bắt đầu áp dụng một thiết kế ống kính EF có mức hiệu suất phân giải cao hơn nhiều so với trong thời đại máy phim. Vào năm 2004, ống kính EF-S series ra mắt với mục tiêu đạt được một thiết kế nhỏ gọn và nhẹ lý tưởng để sử dụng với máy ảnh định dạng APS-C, là dòng chủ đạo vào lúc đó. Đặc Điểm 1 của Ống Kính EF – SWC   Ánh Sáng Tới Không khí SWC Thủy tinh SWC (Lớp Phủ Cấu Trúc Bước Sóng Nhỏ) là một công nghệ tạo ra cấu trúc nano hình nêm nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng trên bề mặt thấu kính để ngăn phản xạ xuất hiện. Nó có khả năng xử lý ánh sáng có góc tới lớn, và do đó ngăn chặn hiệu quả sự phản xạ ở các ống kính góc rộng, có độ cong lớn. Tính năng Image Stabilizer (IS), được giới thiệu lần đầu vào năm 1995, cũng đã phát triển cùng với máy ảnh số, khi hiện tượng rung máy trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn với độ phân giải cao hơn của máy ảnh số so với máy phim. Hiệu quả khắc phục, ban đầu tương đương với hai stop tốc độ cửa trập, đã tăng đáng kể với những đột phá sau đó. Đến khi ống kính ‘EF100mm f/2.8L Macro IS USM’ ra mắt vào năm 2009, một tính năng ‘Hybrid IS’ được giới thiệu, có khả năng khắc phục rung dạng dịch chuyển ngoài hiện tượng rung theo góc. Các tính năng ban đầu của Image Stablilizer cũng gần như vô dụng đối với các ảnh cận cảnh. Tuy nhiên, tính năng Hybrid IS có thể có lợi cho chụp ảnh cận cảnh, vì nó giúp mở rộng đáng kể khả năng các bức ảnh chụp cầm tay chứa những đối tượng chẳng hạn như côn trùng, là các đối tượng khó sử dụng chân máy. Như đã đề cập ở phần trước, hiệu suất phân giải của các ống kính mới ra mắt đã được cải thiện để đáp ứng số điểm ảnh cao hơn, nhưng nói chung, làm như thế sẽ dẫn đến ống kính cồng kềnh hơn và nặng hơn. Để giải quyết vấn đề này, Canon đã phát triển thành công một thiết kế có trọng lượng nhẹ hơn đáng kể bằng cách sử dụng hợp kim manhê, một vật liệu nhẹ và chắc chắn, cho các ống kính siêu tele của mình với độ dài tiêu cự trên 300mm. Điều này mang lại những đánh giá tích cực của các nhiếp ảnh gia thể thao, họ cần thường xuyên sử dụng ống kính tele loại này. Bên cạnh chất lượng cao của ảnh, một lý do khác góp phần tạo nên những đột phá không ngừng của ống kính EF là sự chú ý kỹ lưỡng trong việc cân nhắc quan điểm của người dùng. Đặc Điểm 2 của Ống Kính EF – Hybrid IS   Hybrid IS điều chỉnh cả rung theo góc và rung dịch chuyển. Hybrid IS có cũng có khả năng điều chỉnh rung dịch chuyển, và do đó có thể được áp dụng hiệu quả vào chụp ảnh cận cảnh, là thể loại dễ bị ảnh hưởng bởi rung dịch chuyển. Đặc Điểm 3 của Ống Kính EF – Môtơ Bước (STM)   Kiểu Bánh Răng Kiểu Vít Dẫn Hướng Các môtơ bước có khả năng đáp ứng khởi động và dừng hoàn hảo, và vận hành không ồn nhờ vào cơ chế đơn giản. Chúng là cực kỳ tiện lợi ở các cạnh trong đó âm thanh vận hành AF không được đón nhận, chẳng hạn như trong khi quay phim. Có hai loại môtơ bước, loại bánh răng và loại vít dẫn hướng, mỗi loại phù hợp với ống kính có kích thước và đặc điểm khác nhau. Ống Kính EF Lịch Sử – EF200-400mm f/4L IS USM Extender 1.4x   Được tích hợp một bộ nối dài 1,4x, nó có thể được sử dụng như ống kính 280-560mm f/5.6. Tất cả các công nghệ ống kính của Canon đều được sử dụng trong quá trình phát triển ống kính này, bao gồm các thấu kính fluorite và UD, Image Stabilizer, USM, SWC, và lớp phủ fluorine. Nó cũng là ống kính EF thứ 100 triệu mà Canon đã xản suất tổng cộng. Kazunori Kawada Sinh tại Quận Kanagawa vào năm 1961. Sau bốn năm làm trợ lý cho nhiếp ảnh gia Koichi Saito, Kawada trở thành nhiếp ảnh gia tự do vào năm 1997. Hiện nay, công việc của anh xoay quanh các bài đánh giá nhiếp ảnh cho các tạp chí máy ảnh và các ấn phẩm khác.  

Tốc độ và dung lượng của thẻ nhớ máy ảnh KTS

Tốc độ của thẻ nhớ.Với mỗi một "x1" thì bạn có tốc độ tương đương là 150 Kb/ giây. Như thế số lượng "x" càng lớn thì tốc độ làm việc của thẻ nhớ càng nhanh. Bạn có thể tham khảo bảng tốc độ ghi dưới đây: 4X = 600KB/sec. 12X = 1.8MB/sec. 16X = 2.4MB/sec. 32X = 4.8MB/sec. 40X = 6.0MB/sec. Loại thẻ nhớ mới nhất của CF với cấu trúc "Ultra II" cho phép bạn ghi thông tin với tốc độ x60 (9 Mb/s) và đọc thông tin trên thẻ với tốc độ x66 (10 Mb/s). Đây là cấu trúc được xếp hạng 1 trên thế giới hiện tại. Tuy nhiên tốc độ đọc hay ghi thông tin trên thẻ nhớ còn phụ thuộc vào khả năng của máy ảnh nữa. Nếu bạn có một chiếc CF Ultra II mà dùng một chiếc dCam đời 2002 chẳng hạn thì sẽ không phát huy được hết tốc độ của thẻ đâu nhé. Ngược lại cho trường hợp dùng dSLR với loại thẻ CF tốc độ chậm, bạn sẽ mất thời gian chờ đợi giữa hai kiểu ảnh đấy (nhất là với độ phân giải lớn cỡ 6 Mpix) Số lượng ảnh có thể lưu trên một thẻ nhớ :Dưới đây là các thông tin của Sandisk về số lượng ảnh mà bạn có thể chụp (không bị nén và chịu nén) với từng loại thẻ nhớ có dung lượng khác nhau. Bạn có thể tìm thấy thông tin cụ thể về trọng lượng và kích thước ảnh trong Manuel của máy ảnh.Những yếu tố làm ảnh hưởng tới trọng lượng ảnh của bạn: - Độ phân giải: số lượng "pixel" càng lớn thì ảnh càng nặng - Kích thước ảnh: tương quan với độ phân giải bạn có các kích thước L, M, S - Chất lượng của ảnh: Fine, Normal, Standard. - Mức độ chi tiết của ảnh: ảnh càng nhiều chi tiết thì trọng lượng càng nặng. Lưu ý: không phải máy ảnh nào cũng có khả năng dùng được các loại thẻ nhớ có dung lượng lớn trên 2 Gb, bạn cần xem kỹ Manuel và làm Update cho máy trước khi mua thẻ. Tuy độ tin cậy của CF rất cao nhưng Người Thăng Long khuyên bạn nên dùng nhiều thẻ 512 Mb hơn là dùng 1 chiếc thẻ 4 Gb. * Uncompressed image = ảnh không chịu nén * Compressed image = ảnh đã bị nén để giảm trọng lượng 

Cách chụp một bức ảnh có chiều sâu

Trong nhiếp ảnh có “Luật xa gần”, Một khi nắm bắt và hiểu rõ về luật này, hay nói dễ hiểu hơn là về phối cảnh, những tác phẩm của bạn trông không chỉ có chiều sâu, mà còn rất có hồn. Phối cảnh đường thẳng Đây là loại phối cảnh mà bạn sẽ thường gặp nhất trong đời sống, và cũng là loại dễ thực hành nhất. Điểm nhấn của tấm ảnh sẽ là hai bên lề của con đường, tốt nhất bạn nên đưa hai đường song song này vào giữa khung hình để tạo điểm nhấn. Cố gắng lấy nét ở vô cực, để khẩu nhỏ, và đừng để những đối tượng khác như xe cộ hay người qua lại lọt vào khung hình gây rối mắt. Kết quả là bạn sẽ có một con đường dài hun hút như xoáy sâu vào thị giác người xem vậy. Nói cách khác, những bức ảnh kiểu này rất dễ tạo ấn tượng mạnh, do nó khiến người xem có ảo giác về không gian. Ảnh: Ben Fredericson. Để chụp những tấm hình kiểu này, tốt nhất bạn nên sử dụng những lens góc rộng. Loại ống kính này sẽ làm tăng cảm nhận về độ sâu của bức ảnh, do nó có khả năng xóa nhòa ranh giới giữa tiền cảnh và hậu cảnh bằng cách nhấn mạnh vào điểm cuối tấm hình, nơi gặp nhau của hai đường thẳng. Nếu bạn dùng những ống kính tele, góc hẹp, mọi chuyện sẽ khó khăn hơn một chút do thế mạnh loại lens này là DOF nông, nó chỉ lấy nét tại một vùng, mà không tạo được sự kết nối, liền mạch, và có độ nét thông suốt giữa tiền cảnh và hậu cảnh như các lens wide. Ảnh: Bas Lammers. Các bức ảnh dưới đây được chụp bằng lens góc rộng 18mm, và bạn có thể thấy người chụp vừa thể hiện được đầy đủ những chi tiết cần thiết, nhưng vẫn tạo được điểm nhấn, và độ sâu cho tấm hình mà không hề bị rối mắt. Ngoài ra góc độ chụp cao hay thấp cũng ảnh hưởng nhiều tới kết quả, bạn hãy tự mình trải nghiệm để tìm ra kỹ thuật chụp nào hợp gu của mình nhất. Ảnh: …-Wink-… . Phối cảnh kiểu thu nhỏ Loại phối cảnh này tương đối giống với kiểu đường thẳng ở chỗ cả hai cùng thể hiện cái nhìn xa xăm, với một đường thẳng chứa các chủ thể ngày càng xa vời và nhỏ bé dần. Nếu bạn định chụp một con đường vắng vẻ vào buổi tối với hai hàng đèn đường lạnh lẽo mỗi bên thì rất nên lưu ý tới kiểu bố cục này. Bạn nên đặt hai hàng cột thẳng hàng vào tiền cảnh để tạo điểm nhấn, càng ra xa những chiếc đèn càng nhỏ đi, và cho tới cuối khung hình ta chỉ nhận ra những chấm nhỏ lờ mờ. Bạn phải chú ý, điểm nhấn của loại bố cục này là một hàng/dãy các vật thể cứ bé dần đều, chúng rõ nét ở tiền cảnh, và càng tiến về hậu cảnh càng mờ nhạt dần, đó chính là sự khác biệt cơ bản so với phối cảnh kiểu đường thẳng. Ảnh: Giovanni Orlando. Một điểm lưu ý nữa khi định áp dũng kỹ thuật này là các chủ thể phải đồng nhất, tốt nhất là cùng một loại về màu sắc, hình dạng và kích cỡ như các tấm hình bên dưới. Sở dĩ phải để tâm đến điều này bởi thị giác con người chỉ bị thu hút khi các vật thể có cùng kích thước nhưng khác nhau về khoảng cách. Làm tốt bố cụ loại này bức ảnh của bạn sẽ rất “tâm trạng” và có chiều sâu. Ảnh: paul bica. Một trường hợp khác cũng rất nên áp dụng phối cảnh thu nhỏ là khi chụp cầu thang từ trên xuống, nhất là dạng xoắn ốc. Nếu gặp dạng này, bạn hãy đứng từ vị trí cao nhất có thể, và tưởng tượng ra một đường thẳng ở tâm của hình xoắc ốc, nhớ là đường thẳng đứng, vuông góc với mặt đất chứ không phải đường nằm ngang. Khi đó, càng xoáy sâu xuống bên dưới thì cảnh vật càng thu nhỏ lại, và ta có cảm giác hệ cầu thang đồ sộ này sẽ mất hút tại một điểm nằm ở tâm bức hình. Nói một cách dễ hiểu, bạn chọn điểm giao cắt của đường thẳng bên trên với mặt đất là điểm lấy nét, và nhấn nút chụp. Ảnh: . SantiMB . Ảnh: Marcel Germain. Phối cảnh trên không Hiện nay rất nhiều người ưa dùng phối cảnh này khi chụp ảnh phong cảnh, đặc biệt là ở những nơi rộng rãi, có nhiều mây khói hoặc sương mù ở phía xa. Chụp ảnh trong những điều kiện thời tiết như vậy không những tạo được điểm nhấn về hình dạng của chủ thể, mà còn đưa thêm hiệu ứng về chiều sâu cho người xem. Đối tượng gần ống kính máy ảnh nhất sẽ hiện lên sẽ rất đậm nét, thậm chí có phần hơi bão hòa màu, tuy nhiên càng ra xa mọi thứ càng trở nên mờ ảo cũng như nhẹ nhàng hơn nhiều. Ảnh: Éole Wind. Khi nhìn một bức ảnh chụp theo phong cách này, bạn sẽ có cảm giác nó được tạo nên bởi nhiều lớp khác nhau, hệt như một tác phẩm tranh vẽ. Chính sự tương phản rõ rệt về màu sắc và độ nét của phần tiền cảnh và hậu cảnh đã tạo nên điều này. Thông thường khi xem một tấm ảnh loại này, đôi mắt sẽ bị thu hút trước tiên bởi phần rõ nét và có màu sắc nổi bật ở gần, sau đó mới đến phần phía sau. Vì là ảnh chụp phong cảnh nên thường sẽ chỉ có một màu sắc chủ đạo duy nhất, tuy nhiên sự khác biệt lớn về độ tương phản được tao nên bởi các tia sáng bị khúc xạ khi đi qua từng cao độ khác nhau của khí quyển đã tạo nên một hiệu ứng vô cùng đẹp mắt. Ảnh: James Jordan. Nếu bạn là người yêu thích hội họa, phối cảnh kiểu này đã từ lâu là một trong những chuẩn mực kinh điển. Tuy nhiên, với nhiếp ảnh thì các tay máy mới chỉ thực sự đào sâu tìm hiểu và khám phá chúng trong thời gian gần đây. Để chụp tốt loại này, bạn trước tiên cần chú ý đến hai yếu tố khách quan là ánh sáng và thời tiết. Không có một chuẩn mực nào để ta có thể đem ra như một công thức chung, nhưng bạn nên xem xét căn chỉnh kĩ để có một shot hình ưng ý nhất mà không phải qua hậu kỳ nhiều. Để có được kết quả tốt nhất, bạn nên sử dụng loại ống kính có tiêu cự dài (tele) vì khả năng tạo điểm nhấn cho chủ thể ở gần máy ảnh tốt hơn nhiều so với loại ống kính góc rộng. Dùng lens kiểu này phần tiền cảnh sẽ được làm nổi bật hẳn lên so với phần hậu cảnh ở xa có sương khói mù mịt. Một lưu ý nữa là lens tele khi zoom xa thường bị nhòe và rung, do đó bạn nên mang theo một tripod để đảm bảo tác phẩm của mình có độ sắc nét tối đa. Ảnh: Marcel Germain. Khoảng thời gian tốt nhất trong năm để bạn thực hành kiểu phối cảnh này là những ngày mùa đông nhiều sương mù, nhưng nếu “trình” cao thì bạn có thể chơi được cả vào mùa hè, mỗi khi trời vừa mưa rào xong. Ngoài ra, còn có một lưu ý nữa về mặt kỹ thuật là về độ phơi sáng, thường thì trong những điều kiện như trên ảnh thường bị tối, và khá ảm đạm, nhưng nếu biết cách áp dụng một vài chiêu để chọn điểm khóa sáng thích hợp, bạn hoàn toàn có thể đánh lừa cảm biến của máy ảnh và tạo ra những tấm hình tươi tắn cân đối hơn đời thực nhiều. Ngoài ra, tốt nhất bạn nên đưa máy ảnh về chế độ chỉnh tay hoàn toàn (mode M) để có thể toàn quyền can thiệp về khẩu, tốc, ISO thì mới có kết quả hoàn chỉnh được. Ảnh: coyote-agile. Độ sâu trường ảnh Đây là khái niệm không còn quá xa lạ hay khó hiểu với đa số những người yêu thích chụp ảnh. DOF (depth of field) ảnh hưởng trực tiếp đến độ sắc nét của chủ thể và độ mờ của phần hậu cảnh/tiền cảnh. Não của chúng ta thường tiếp nhận thông tin về chủ thể ở gần cũng nghĩa là vật rõ nét nhất trước tiên, sau đó mới tới các phần ở xa hơn. Càng ra xa khung cảnh càng mờ và làm nền cho vật thể ở gần nổi bật hơn, đó là những gì thuộc về thị giác, chứ không chỉ của nhiếp ảnh. Ảnh: Dustin Diaz. Hãy thử tưởng tượng khi bạn đang chụp chân dung một người đứng trước một bức tường gạch, ở khẩu độ f/2,8 và lấy nét vào khuôn mặt. Lẽ dĩ nhiên, người đó trông chỉ nét hơn bức tường phía sau đôi chút. Bây giờ, chỉ cần anh/cô ấy đứng xa bức tường kia vài bước chân, vẫn giữ nguyên các thông số và điểm lấy nét, kết quả sẽ hoàn toàn khác. Phần hậu cảnh sẽ trở nên mờ hơn nhiều, bạn càng tăng khoẳng cách thì độ mờ càng lớn. Kết quả là bức hình sẽ làm người xem liên tưởng đến người trong bức hình ở rất xa bức tường kia và họ sẽ chỉ chú tâm vào chủ thể và không bị phân tâm vào phần background, dù sự thực không đến nỗi như vậy. Đây là minh chứng tiêu biểu cho khả năng “đánh lừa” thị giác tuyệt vời của máy ảnh khi bạn biết cách áp dụng. Tạo khung cho ảnh Rất đơn giản! Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là tận dụng những gì có quanh mình để làm nên một chiếc khung ngay trong tấm hình cho vật bạn chọn làm chủ thể. Tuy dễ hiểu và không khó khăn gì để áp dụng, nhưng hiệu quả của phương pháp này đem lại là rất lớn. Bạn không chỉ tạo được điểm nhấn, mà dường như còn đang vẽ ra một con đường dẫn dắt người xem đến với trọng tâm của tác phẩm. Chính điều này khiến tấm hình trở nên gọn gẽ và có chiều sâu hơn rất nhiều. Ảnh: Trey Ratcliff. Kết luận Bạn thấy đấy, những kiểu bố cục, phối cảnh như trên cũng tương đối dễ hiểu và áp dụng đấy chứ. Nhưng điều quan trọng nhất cho một bức ảnh đẹp vẫn là một con mắt nghệ thuật, biết nắm bắt chính xác thời điểm và phối hợp hài hòa các nguồn sáng. Một khi làm chủ được ánh sáng, bạn sẽ dễ dàng phối các kỹ thuật trên với nhau và tạo ra một tuyệt phẩm để đời cũng nên.     Nguồn tin: Genk

Cài đặt thông số trên DSLR của Canon

Để sử dụng hết nhiều tính năng đa dạng trên EOS 6D, điều quan trọng là tìm hiểu cách sử dụng "Quick Control (Điều Chỉnh Nhanh)", cho phép bạn nhanh chóng thay đổi các thiết lập. Ở bài sau đây, tôi sẽ giải thích các bước thay đổi bằng Quick Control, và các thiết lập chính có thể điều chỉnh Màn hình Quick Control trong khi chụp bằng khung ngắm Exposure compensation/AEB setting Picture Style Cân bằng trắng Auto Lighting Optimizer Custom Controls Thao tác AF Lựa chọn điểm AF Chế độ truyền động Chế độ đo sáng Chất lượng ghi hình Độ nhạy sáng ISO   Nhấn nút Quick Control (Điều Chỉnh Nhanh) sẽ mở màn hình ở bên trái. Đây là cách nhanh nhất để truy cập các thiết lập cân bằng trắng.   Điều Chỉnh Nhanh trong khi Chụp Ở Chế Độ Live View FL: 50mm/ Aperture-priority AE (1/500 giây, f/8, -0.3EV)/ ISO 100/ WB: Auto   Trong khi chụp ở chế độ Live View, các biểu tượng xuất hiện ở hai bên ảnh, trong khi các thiết lập của tính năng đã chọn được hiển thị ở dưới cùng của màn hình. Nếu không tìm thấy một tính năng ở đây, bạn sẽ phải truy cập nó từ trình đơn này.   Quick Control để thay đổi thiết lập nhanh Tính năng “Quick Control” (Điều Chỉnh Nhanh) cung cấp một giao diện hữu ích để xem hoặc thay đổi danh sách các thiết lập chụp chính. Nó gồm có các hạng mục được sử dụng thường xuyên nhất, nói chung là đủ để chụp các cảnh. Tính năng này rất dễ sử dụng. Chỉ cần di chuyển khung đến tính năng bạn muốn chọn, sau đó chọn một thiết lập. Với tính năng này, bạn không phải lo về việc lúng túng với nhiều trình đơn, hay lúng túng với các thao tác nút. Bằng cách sử dụng như một “cổng nối” đến các thiết lập, ngay cả các tính năng có vẻ phức tạp trước đây cũng sẽ trở nên trực quan hơn. Sử dụng bốn nút ở trên đỉnh. Cũng có các nút dành riêng cho các tính năng thường được sử dụng. Xác định có sử dụng các nút dành riêng này, hoặc tính năng Quick Control (Điều Chỉnh Nhanh) hay không tùy theo cảnh Thiết lập Quick Control trong khi chụp bằng khung ngắm 1.Nhấn nút Điều Chỉnh Nhanh   Nhấn nút Quick Control (Điều Chỉnh Nhanh) ở trạng thái sẵn sàng chụp sẽ mở ra màn hình Quick Control. Ví dụ ở đây cho thấy màn hình ‘Creative Zone’.     2.Lựa chọn một hạng mục bằng nút Đa Điều Khiển   Sử dụng nút Đa Điều Khiển để chọn một tính năng. Tính năng đã chọn sẽ được tô sáng bằng khung màu cam.     3.Xoay bánh xe để thay đổi thiết lập   Khi khung màu cam xuất hiện, xoay Bánh Xe Chính hoặc Bánh Xe Quick Control (Điều Chỉnh Nhanh) để chọn một thiết lập.     Thiết Lập Cân Bằng Trắng để Thay Đổi Màu Thay đổi thiết lập Cân Bằng Trắng để thay đổi màu của ảnh. Ngoài tùy chọn Auto, có các tùy chọn Cân Bằng Trắng cài đặt sẵn cho bạn chọn. Mỗi tùy chọn giống với nhiệt độ màu khác nhau của nguồn sáng.     Nắm rõ và thể hiện màu ánh sáng Điều chỉnh Cân Bằng Trắng (WB) để tái tạo màu sắc của đối tượng một cách trung thực. Màu của đối tượng thay đổi đáng kể tùy vào loại nguồn sáng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cố tình thay đổi cân bằng trắng để thay đổi ấn tượng của ảnh. Ví dụ như, đối với một ảnh trong nhà, một tông màu đỏ ấm sẽ mang lại tâm trạng vui vẻ, trong khi tông màu xanh mát thích hợp với không khí của cảnh sáng sớm. Bạn nên tự do biểu đạt màu sắc theo ý định nhiếp ảnh của mình. Auto Daylight     Shade Cloudy     Tungsten light White fluorescent light     Flash Trong menu cài đặt sẵn, cân bằng trắng được đặt thành màu chính xác theo loại nguồn sáng. Các ví dụ ở đây đều được chụp dưới ánh nắng. Màu sắc được tạo ra trung thực ở các thiết lập [Auto (Tự động)] và [Daylight (Ánh sáng ban ngày)], trong khi một thiết lập không khớp với loại ánh sáng xung quanh sẽ làm thay đổi sắc màu. Tuy nhiên, đặc điểm này có thể được sử dụng cố ý như một kỹ thuật biểu đạt nhiếp ảnh.   Picture Style Chọn Tùy Theo Đối Tượng     Tăng thêm vẻ quyến rũ Picture Style (Kiểu Ảnh) là một tính năng để tạo ảnh. Trong trường hợp là một bức tranh, việc chọn một hiệu ứng Picture Style có thể giống như chọn một bảng màu hay độ dày cọ. Một số tùy chọn cài đặt sẵn phù hợp với các cảnh khác nhau khả dụng trong trình đơn Picture Style, do đó bạn chỉ cần chọn một tùy chọn để làm nổi bật các đặc điểm của đối tượng. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn thiết lập [Auto (Tự động)] để máy ảnh tự động phân tích cảnh và tạo ra ảnh thích hợp nhất. Auto Standard     Portrait Landscape     Neutral Faithful     Monochrome Mỗi Picture Style (Kiểu Ảnh) có một thiết lập khác nhau cho tông màu và độ sắc nét. Trong ví dụ ở đây, bạn có thể thấy rằng việc sử dụng một Picture Style khác nhau tái tạo màu sắc của bầu trời, cây cỏ, và chiếc xe đỏ bằng một tông màu khác nhau. Bằng cách phóng đại ảnh thêm nữa, những khác biệt khác chẳng hạn như độ sắc nét và độ tương phản cũng trở nên rõ rệt.   Exposure Comp. Có thể điều chỉnh lên đến ±5EV     Tinh chỉnh độ sáng Bù phơi sáng có tác dụng điều chỉnh độ sáng của ảnh, do đó bạn có thể thay đổi ấn tượng của ảnh bằng cách điều chỉnh mức bù phơi sáng. Điểm chính cần ghi nhớ về độ sáng của ảnh là đảm bảo rằng nó giống với độ sáng như được thấy bằng mắt thường. Chức năng Auto Exposure (Tự Động Phơi Sáng) của máy ảnh đã được kết hợp dựa trên nguyên tắc cốt yếu này. Hỗ trợ một phạm vi bù phơi sáng rộng, EOS 6D không chỉ có thể tái tạo độ sáng thích hợp, bạn còn có thể tự do thay đổi độ sáng để tạo ra một ấn tượng rất khác biệt. Các ảnh high key và low key, một kỹ thuật biểu đạt nhiếp ảnh, cũng có thể được tạo ra bằng cách sử dụng tính năng bù phơi sáng. Do đó, thành thạo tính năng này sẽ giúp bạn mở rộng phạm vi biểu đạt. -3EV -2EV     -1EV ±0EV     +1EV +2EV     +3EV EOS 6D hỗ trợ bù phơi sáng lên đến ±5EV stops. Các ví dụ ở đây minh họa các ảnh với bù phơi sáng ở các khoảng tăng 1 stop, nhưng khoảng tăng nhỏ nhất có thể là 1/3 stop. Việc thực hiện bù phơi sáng sẽ làm thay đổi đáng kể độ sáng của toàn bộ ảnh, ngược lại nó làm thay đổi tông màu của đối tượng.     ALO (Auto Lighting Optimizer) Cân Bằng Các Điểm Sáng và Bóng Râm     Điều chỉnh ánh sáng và bóng râm Auto Lighting Optimizer (Trình Tối Ưu Sáng Tự Động) (ALO) là một tính năng để điều chỉnh sự khác biệt về độ sáng gây ra bởi ánh sáng. Tính năng này đặc biệt hiệu quả để điều chỉnh độ sáng của các bóng râm để tạo ra một ấn tượng tự nhiên. Nói chung, chụp ở điều kiện ánh nắng sáng có xu hướng dẫn đến các ảnh có độ tương phản cao với sự khác biệt lớn về độ sáng. Bằng cách sử dụng ALO, bạn có thể tạo ra các ảnh có mức tăng màu mịn hơn để làm mịn hình ảnh. Thiết lập mặc định là [Standard (Tiêu chuẩn)], nhưng bạn có thể đặt thành [High (Cao)] để nhấn mạnh sự khác biệt về độ sáng. Ví dụ như, để biểu đạt ánh nắng mạnh ở một nước nhiệt đới, tôi sẽ sử dụng [High] làm thiết lập cơ bản. Disable Low     Standard High   Sử dụng Auto Lighting Optimizer (Trình Tối Ưu Sáng Tự Động) sẽ thay đổi độ sáng của các khu vực bóng râm trong ảnh. Bạn có thể tinh chỉnh độ sáng của bóng râm đồng thời duy trì tông màu của các điểm sáng. Trong ví dụ này, hiệu ứng được thể hiện rõ nhất ở các khu vực tối của tòa nhà, như có thể thấy rõ từ các ảnh chụp bằng thiết lập [Disable (Tắt)] và [High (Cao)]. Chế Độ Vận Hành [Changing the Operation (Thay Đổi Vận Hành)] Chọn Chế Độ Cửa Trập     Cũng hiệu quả trong chống rung máy Trình đơn drive mode cho phép bạn đặt thao tác cửa trập, chẳng hạn như continuous shooting, silent shooting, và self-timer shooting. Đặc biệt quan trọng trên EOS 6D là chế độ [Silent single shooting (Chụp ảnh đơn không ồn)], chế độ này không chỉ cho phép nhả cửa trập không ồn, mà còn giảm rung có thể làm cho ảnh bị nhòe. Được trang bị cảm biến full-frame với độ phân giải khoảng 20,2 megapixel, EOS 6D có khả năng phân giải cao. Tuy nhiên, để nâng cao độ phân giải cao, cần chú ý đến việc tránh rung máy. Sử dụng một chế độ truyền động thích hợp có thể giúp bạn giảm rung máy, nhờ đó giảm thiểu khả năng nhòe ở các ảnh cầm tay. Nó cũng tiện lợi nhất là khi bạn sử dụng một ống kính không có tính năng Image Stabilizer (Ổn Định Hình Ảnh) (IS). Single shooting [Default (Mặc định)] Continuous shooting (Xấp xỉ 4,5 fps)     Silent single shooting Chọn chế độ truyền động thích hợp tùy theo đối tượng và môi trường chụp. Trong ví dụ ở đây, tôi chọn [Single shooting (Chụp ảnh đơn)] để chụp ảnh ngoài trời ở bên trái. Đối với địa điểm chụp yên tĩnh trong nhà, tôi chọn [Silent single shooting (Chụp ảnh đơn không ồn)] để tránh làm ảnh hưởng đến mọi người. Sử dụng chế độ [Continuous shooting (Chụp liên tục)] giúp dễ chụp các đối tượng chuyển động, chẳng hạn như chiếc xe điện trong ảnh giữa.     Thao Tác AF [Changing the Focusing Method (Thay Đổi Phương Pháp Lấy Nét)] Chọn tùy theo Chuyển Động của Đối Tượng     Dự đoán chuyển động của đối tượng Bạn có thể điều chỉnh thao tác AF theo chuyển động của đối tượng. [One-Shot AF (AF Một Tấm)], thiết lập mặc định, sẽ khóa vị trí lấy nét sau khi lấy nét. Ngược lại, chế độ [AI Servo AF] có hiệu quả theo dõi hoàn hảo. Nó cho phép bạn duy trì nét ở đối tượng, và do đó sẽ hữu ích để chụp các đối tượng chuyển động, chẳng hạn như chụp ảnh thể thao. [AI Focus AF] là sự kết hợp giữa [One-Shot AF] và [AI Servo AF], kích hoạt chế độ [One-Shot AF] khi đối tượng còn đứng yên, và chuyển thành [AI Servo AF] khi đối tượng bắt đầu di chuyển. Đối với các đối tượng có chuyển động bất ngờ, chẳng hạn như trẻ em hoặc động vật, nên dùng [AI Focus AF]. Do đó, để thành thạo các chế độ AF khác nhau, bạn cần phải học cách quan sát chuyển động của đối tượng. One-Shot AF [Default (Mặc Định)] AI Focus AF     AI Servo AF [One-Shot AF (AF Một Tấm)] thích hợp với các đối tượng tĩnh, chẳng hạn như tòa nhà trong ví dụ, trong khi [AI Focus AF] là chế độ thuận tiện để chụp các đối tượng có chuyển động bất ngờ, chẳng hạn như động vật. Để chụp một đối tượng chuyển động, hãy chọn [AI Servo AF].         Tác giả bài viết: Ryosuke Takahashi Nguồn tin: canon-asia.com

Chụp ảnh macro thế nào cho đẹp?

Khi lướt qua những bông hoa hoặc những con côn trùng lạ mắt, chắc hẳn bạn luôn muốn chụp vài bức ảnh. Kiểu chụp cận cảnh (macro) sẽ mang lại những bức ảnh đẹp có cảm xúc bất ngờ. Cho dù bạn đang sở hữu camera dSLR, camera bỏ túi hay camera trên smartphone, hãy thử áp dụng vài mẹo chụp ảnh macro dưới đây. Chế độ macro Bạn có thể chụp được những bức ảnh cận cảnh thực sự đẹp với hầu hết các camera nếu ghi nhớ một vài quy tắc. Và dưới đây là những gì bạn cần cần biết. Ảnh macro chụp từ camera của một chiếc iPhone Đầu tiên, tất cả các ống kính camera đều có một khoảng cách lấy nét tối thiểu. Bạn không thể vi phạm quy định này của ống kính, nếu bạn đặt ống kính quá sát đối tượng thì hình ảnh sẽ bị mờ. Ví dụ, ống kính của camera trên iPhone có khoảng cách lấy nét tối thiểu trong khoảng 5 đến 7,5 cm. Nếu đặt đúng khoảng cách này bạn sẽ không cần phải thực hiện thêm bất cứ thao tác đặc biệt nào để kích hoạt chế độ chụp cận cảnh. Mặt khác, nhiều camera bỏ túi sẽ không tự động lấy tiêu điểm khi bạn đặt ống kính gần đối tượng. Để chụp ảnh macro bạn cần phải kích hoạt chế độ chụp macro của camera bằng một nút hoặc menu thiết lập với biểu tượng hoa tulip. Chế độ macro sắp xếp lại ống kính của camera để lấy tiêu điểm rất gần, nhưng khi chụp xong bạn nhớ phải tắt nó đi bởi vì trong chế độ macro, camera sẽ không thể lấy tiêu điểm rõ nét vào đối tượng đang ở khoảng cách bình thường. Độ sâu trường ảnh – DOF Sự khác biệt lớn nhất giữa ảnh macro và ảnh chân dung/phong cảnh thông thường là ở DOF mà bạn tạo ra. DOF là khu vực trong bức ảnh của bạn mà mọi vật thuộc khu vực đó đều hiện ra sắc nét, thường nằm ở một khoảng phía trước và phía sau đối tượng chính của bạn. DOF trong các bức ảnh thông thường, ví dụ như khi bạn chụp cả gia đình đang đứng trước một bụi hoa hồng chẳng hạn, thì vùng DOF của ảnh sẽ cần rộng hơn để tất cả mọi người trong ảnh và cả bụi hoa đều được rõ nét. Với những bức ảnh như vậy, gần như bạn không phải quan tâm nhiều đến DOF, chỉ cần mọi thứ đều sắc nét là được. Khoảng cách giữa bạn và đối tượng có thể cách xa đến vài mét. Tuy nhiên khi chụp ảnh cánh hoa và côn trùng, vùng nét DOF có thể rất nhỏ, có khi chỉ bằng một vài centimet. Và khoảng cách giữa bạn và đối tượng cũng thu hẹp lại tương ứng. Khi chụp ảnh macro những bông hoa bạn sẽ thấy rõ DOF thực sự rất nhỏ Nếu bạn có một camera dSLR hoặc một camera bỏ túi đầy đủ chức năng, bạn có thể tối đa hoá DOF bằng cách thay đổi khẩu độ, khẩu độ f/16 hoặc f/22 tạo ra khoảng DOF lớn nhất. Nếu bạn chỉ có một chiếc smartphone hoặc một camera không thể thay đổi khẩu độ bạn hãy thử một cách khác đó là thiết lập camera hoặc smartphone sang chế độ chụp cận cảnh. Nó sẽ tự thay đổi khẩu độ để đạt được DOF tối ưu nhất có thể. Dù bằng cách nào đi nữa thì có một điều luôn đúng: Càng ở gần sát đối tượng mà bạn định chụp thì DOF càng nhỏ, và khi máy ảnh của bạn chỉ cách đối tượng vài centimet thì cũng đừng ngạc nhiên nếu DOF chỉ là một vùng nhỏ xíu. DOF không quan trọng nếu khoảng cách từ mọi thứ tới ống kính camera tương đương nhau Một giải pháp cho khó khăn này là bạn hãy chụp ảnh với một suy nghĩ trong đầu là DOF sẽ rất nhỏ, hãy tìm cách làm sao để vùng nét nằm ở vị trí bạn muốn. Nếu đối tượng của bạn trải rộng từ tiền cảnh tới hậu cảnh, chắc chắn sẽ có một vài phần của bức ảnh bị mờ. Nhưng nếu bạn thay đổi góc nhìn và chụp bức ảnh với đối tượng nằm vuông góc với ống kính – sao cho mọi phần của đối tượng đều có một khoảng cách bằng nhau so với ống kính máy ảnh, khi đó DOF sẽ trở nên ít quan trọng. Bạn sẽ có thể chụp bức ảnh lấy nét vào tất cả đối tượng. Kiểm soát độ rung của camera Ở khoảng cách chụp khá gần, một chút rung camera dù nhẹ cũng có thể giống như một trận động đất. Tốt nhất khi chụp macro bạn nên đặt camera trên giá đỡ tripod hoặc một số thiết bị hỗ trợ khác. Giá đỡ tripod cùng tấm che sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn khi chụp ảnh macro Hiện tại cũng đã có những giá đỡ tripod cho iPhone hoặc smartphone khác. Ánh sáng Cuối cùng, phải nói thêm một chút về ánh sáng. Ánh sáng mặt trời trực tiếp không giúp tạo ra những bức ảnh cận cảnh thiên nhiên tuyệt vời, một phần vì trong bức ảnh cuối cùng của bạn sẽ có các biến thể của ánh sáng và bóng. Bạn sẽ chụp được những bức ảnh đẹp hơn với ánh sáng gián tiếp, có nghĩa là bạn nên chụp ảnh khi mặt trời đang bị mây che, hoặc chụp các đối tượng trong bóng râm. Khi chụp ảnh thiên nhiên bạn có thể mang theo thiết bị chắn sáng để giảm ánh sáng trực tiếp vào đối tượng. Bạn cũng có thể chụp ảnh vào thời điểm buổi sớm và chiều trong ngày khi ánh sáng mặt trời không chiếu trực tiếp trên cao xuống. Dù bằng cách nào đi nữa, bạn nên ghi nhớ tránh chụp ảnh khi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào đối tượng bạn định chụp. Hoàng Kỷ

Áp dụng "quy tắc bàn tay trái" trong nhiếp ảnh

Khi nghe đến “Quy tắc bàn tay trái” chắc hẳn nhiều bạn sẽ nghĩ đến kiến thức Vật lý hồi trung học tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi không đề cập đến quy tắc đó mà là một chút kinh nghiệm căn bản trong nhiếp ảnh bằng cách sử dụng bàn tay trái. Bài viết dưới đây được tham khảo từ Hocvieneos hy vọng có thể giúp bạn dễ dàng thuận tiện hơn mỗi khi chụp hình. Phần lớn trong chúng ta hiện nay đều thuận tay phải vì vậy các hãng sản xuất máy ảnh đều ưu tiên thiết kế các nút bấm, xoay chỉnh sang phía tay phải để giúp người chụp thao tác dễ dàng hơn. Bàn tay trái không phải đảm trách nhiều nhiệm vụ nhưng cũng có vai trò rất quan trọng. Đo sáng Bạn có thể dùng bàn tay trái của mình để đo sáng. Trong những ngày bầu trời nhiều mây rất khó để xác định nguồn sáng, tìm hướng bóng đổ để làm nổi khối. Nếu cứ bắt người mẫu phải xoay hết hướng này đến hướng khác để tìm sáng phù hợp nhất chắc sẽ khiến người tham gia chụp cảm thấy mệt mỏi và không thể có được bức hình đẹp. Trong trường hợp này rất đơn giản bạn chỉ cần đưa bàn tay trái ra phía trước và xoay các hướng, bạn sẽ nhìn thấy hướng sáng. Như trong hình bạn có thể thấy lòng bàn tay hướng sang phải sáng hơn hướng ngược lại, như vậy có thể xác định được hướng sáng giúp dễ dàng đặt máy và mẫu để chụp. Nếu chú ý tinh mắt hơn một chút bạn có thể thấy bóng đổ giữa kẽ tay, có thể biết được hướng nhiều bóng đổ nhất để chụp hình. Định nghĩa hướng sáng trong nhiếp ảnh Tìm hiểu góc chụp trong nhiếp ảnh Mở và cất nắp ống kính Một việc tưởng chừng rất đơn giản nhưng đây là thói quen mà chúng ta nên tập đó là mở và cất nắp ống kính. Nắp ống kính (cap) là vật rất dễ bị mất bởi chúng ta thường quên đi đã để đâu sau những phút giây chú tâm vào những bức hình. Bởi vậy hãy giao cho bàn tay trái nhiệm vụ này. Khi cầm máy, tay trái mở nắp ống kính nhưng đừng đặt nó lên bàn hay bãi cỏ mà hãy đút ngay vào túi. Một thao tác rất đơn giản nhưng sẽ giúp bạn tránh được việc phải đi mua cap mới đấy. Mở nắp ống kính Cho ngay vào túi quần bên trái Đo cân bằng trắng Cân bằng trắng là tính năng rất quan trong để có một màu da ưng ý khi chụp ảnh chân dung. Bình thường nhiều người trong chúng ta thường đưa máy lên để chụp mẫu rồi kiểm tra, nếu thấy màu da chưa ổn lại phải chỉnh để chụp lại đến khi ưng ý. Quá trình này sẽ khiến mất khá nhiều thời gian và công sức. Một cách đơn giản hơn là đưa bàn tay trái ra để chụp thử, màu da trong lòng bàn tay thường trắng tương đương da mặt nên có thể lấy làm chuẩn cân bằng trắng thật tốt trước khi tiến hành chụp. Tư thế cầm máy Cầm máy đúng cách sẽ giúp bạn tránh bị mỏi khi sử dụng những ống kính dài và nặng. Trường hợp dưới đây bạn có thể thấy trong khi bàn tay phải được rảnh rang để bấm máy thì tay trái lại phải đỡ toàn bộ khối lượng của máy và ống kính. Để giúp máy được vững và cố định tránh những rung động trong quá trình chụp, bạn hãy đặt tay theo như hình, toàn bộ tay cặp sát vào sườn máy để toàn bộ khối lượng của máy ở mu thịt phía trong bàn tay. Các ngón tay còn lại của bàn tay trái có thể thoải mái đình chỉnh zoom, xem lại độ sâu trường ảnh hay mở flashtheo máy. Với những máy ảnh sử dụng ống kính cực lớn, máy bắt buộc phải đặt trên tripod hay monopod. Bạn có thể xem cách đặt tay trong trường hợp này. Ống kính tele - ứng dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng Hướng dẫn sử dụng chân máy ảnh đúng cách Kiểm tra độ sâu trường ảnh Ở những dòng máy DSLR hiện nay đều có nút xem trước độ sâu trường ảnh, bàn tay trái sẽ có nhiệm vụ xem độ sâu trường ảnh này trước khi chụp. Trên đây là một số kinh nghiệm khá hữu ích liên quan đến bàn tay trái, hy vọng có thể giúp bạn nhiều trong việc chụp ảnh. Van.vn (Theo hocvieneos)

Các tính năng trên DSLR bị bỏ sót

Bài viết này sẽ giới thiệu những tính năng được tích hợp trên đa phần những chiếc DSLR nhưng ít người dùng chú ý tới. Đâu là lý do chúng ta chia tay những chiếc máy Point-and-Shoot gọn nhẹ, cực thích hợp cho những bức ảnh lưu niệm, để chuyển sang sử dụng những chiếc máy ảnh DSLR vốn cồng kềnh và (thường) đắt tiền hơn rất nhiều? Đó là chất lượng hình ảnh tuyệt vời mà những cảm biến đa phần là rất nhỏ trên những mẫu máy di lịch không thể tạo nên được, dù có kỹ thuật chụp tốt đến đâu, và trên hết, là khả năng tùy chỉnh những thông số để cho ra những bức ảnh như mong muốn (xin lưu ý là đừng nhầm lẫn khái niệm “như mong muốn” với “đẹp”). Thực sự, sử dụng một chiếc DSLR có rất nhiều ưu điểm so với những chiếc máy du lịch. Tuy nhiên, với những người dùng ít kinh nghiệm, hoặc đơn giản là quá quan tâm vào việc chụp mà không để tâm tới tìm hiểu hết những tính năng trên chiếc máy của mình, thì vẫn còn đó những công cụ tiện dụng mà nhà sản xuất đã tạo ra để hỗ trợ nhưng họ chưa từng biết tới. Bài viết này sẽ giới thiệu những tính năng được tích hợp trên đa phần những chiếc DSLR nhưng ít người dùng chú ý tới. Lưu ý: bài viết này cần một số hiểu biết ở mức cơ bản về máy ảnh số, và cũng chống chỉ định với những người dùng đã nắm rõ toàn bộ những quyển Manual của các máy DSLR –LOL. Program Mode (P) Với đa phần DSLR, chế độ này ký hiệu bởi chữ P trên vòng chỉnh chế độ Giải thích Chế độ này là chế độ “lai” giữa chế độ chỉnh tay hoàn toàn (Manual) và tự động hoàn toàn (Auto). Nó giống với chế độ tự động ở chỗ bạn không cần phải lo lắng về độ phơi sáng của bức ảnh, máy sẽ tự động tính toán để cho ra tấm ảnh đủ sáng (hiểu theo nghĩa là 0Ev). Ở chế độ này, bạn không cần cài đặt tốc độ màn trập, khẩu độ hay iso, nên nó phù hợp với những người chụp mới sử dụng máy ảnh DSLR nhưng đã “chán” với chế độ tự động hoạt động không khác gì những chiếc camera Poin-and-Shoot. Tất nhiên, chế độ này khác không quá nhiều so với chế độ Auto, nhưng ít nhất bạn vẫn có thể tùy chọn việc sử dụng/không sử dụng flash, bạn có thể đặt mức iso phù hợp mục đích chụp (chụp nhanh/chụp phơi sáng), cũng có thể đặt lại chế độ cân bằng trắng, và chỉnh mức phơi sáng phù hợp (với những điều kiện ánh sáng phức tạp, máy ảnh dễ tính toán sai mức độ phơi sáng). Có trên những loại máy nào? Tất cả các loại máy ảnh đều có chế độ này. Cách sử dụng Xoay núm vòng chỉnh chế độ trên máy ảnh sang ký tự P. Đôi khi hình vẽ hoặc ký tự sẽ khác đi, nhưng có lẽ phải 99% loại máy ảnh đều đặt chế độ này là chữ P. Với chế độ này bạn có thể tự thiết lập các giá trị như đã được đề cập ở trên. Custom Functions (phím C1,C2,… trên vòng quay chế độ) Giải thích Bạn có thể hiểu custom function như những phím tắt trên máy ảnh của bạn. Hầu hết các loại máy ảnh đều có tính năng này đều cung cấp 1 hoặc 3 “phím tắt” như vậy. Nhiều mẫu máy trung và cao cấp có hỗ trợ chức năng này Custom funtion cho phép bật/tắt khả năng khử nhiễu, setup các thông số trong quá trình chụp, gán các chức năng cho 1 số nút trên máy cũng như cho các chế độ trên vòng chỉnh chế độ,… Tính năng này giúp bạn không cần thay đổi những thiết lập của mình mỗi lần chụp, mà chỉ đơn thuần là lựa chọn qua lại các bộ thông số đã thiết lập sẵn cho từng trường hợp bằng việc sử dụng những chế độ tương ứng trên vòng chỉnh chế độ. Có trên những loại máy nào? Những dòng máy cao cấp của Canon như 7D, 5D, hay những dòng trung cấp như 40D, 50D (hơi khó hiểu về việc Canon loại bỏ chúng khỏi những chiếc 60D hay 70D, chỉ để lại 1 chế độ có chức năng tương tự). Những dòng máy của các hãng khác cũng có tính năng tương tự như thế này, nhưng với tên gọi và cách ký hiệu có thể khác đôi chút. Cách sử dụng Những máy ảnh Canon có thể thiết lập thông số cho các chế độ này trong Menu của máy. Chi tiết bạn có thể xem trong quyển hướng dẫn sử dụng đi kèm máy. Sau khi đã thiết lập, bạn có thể dễ dàng chuyển giữa các chế độ bằng cách xoay núm chế độ chụp về đúng mode tương ứng. Nút xem trước Depth of Field (độ sâu trường ảnh) Giải thích Khi bạn nhìn qua viewfinder, khung hình mà bạn nhìn thấy qua ống ngắm là sự ước lượng về bức ảnh mà bạn sẽ thu được sau khi bấm máy. Tuy nhiên nó vẫn chưa thực sự chính xác giống như những gì thực sự thu được, đặc biệt là về độ sâu trường ảnh. Có rất nhiều thông số ảnh hưởng tới tham số này (như xích độ, khẩu độ, tiêu cự ống kính, thiết đặt của máy ảnh,…), có thể bạn còn chưa nắm rõ và chưa làm chủ được các tham số này, và đó là lý do mà nhà sản xuất luôn luôn trang bị tính năng này trên tất cả các sản phẩm DSLR. Vị trí của nút DOF Preview trên máy ảnh khiến nhiều người bỏ quên nó Khi sử dụng nút này, thứ mà bạn nhìn thấy qua ống ngắm chính là một hình ảnh gần như chính xác hình ảnh mà bạn thu được sau khi bấm máy, cả về độ phơi sáng cũng như độ sâu trường ảnh. Sử dụng nút này là một điều bắt buộc nếu bạn sử dụng các lens có khẩu độ lớn để chụp chân dung, hay khi chụp macro cần khống chế độ sâu trường ảnh cực kỳ cẩn thận. Có trên những loại máy nào? Đa phần tất cả những mẫu DSLR đều trang bị phím chức năng này. Đa phần người dùng nghiệp dư hoặc chụp ảnh lưu niệm sẽ không để ý tới nút này, vì nó nằm ở mặt trước máy, một trong những điểm mà người dùng ít chú ý nhất khi sử dụng máy. Cách sử dụng Cách sử dụng tính năng hữu ích này rất đơn giản: bấm nút này trong khi bạn đang ngắm qua viewfinder, và bạn sẽ thấy sự thay đổi so với khi không sử dụng chức năng. Picture Styles Picture Style được trang bị trên hầu hết các dòng máy ảnh (kể cả máy du lịch) Giải thích Chắc chắn chẳng ai trong chúng ta không biết Instagram hay những chương trình tương tự như nó, với những bộ lọc cho ra những hình ảnh “mì ăn liền” ấn tượng. DSLR, những chiếc máy chú trọng vào khả năng tạo ra những hình ảnh chân thực, thường không hoặc có nhưng ít những hiệu ứng kiểu “ảo diệu” như thế này. Tuy nhiên, những máy ảnh hiện nay đều cho phép thiết lập một vài thông số áp đặt lên ảnh qua bộ xử lý hình ảnh trên máy. Lẽ dĩ nhiên, những thông số này cho phép người dùng tinh chỉnh và tùy vào mục đích và hoàn cảnh để sử dụng cho phù hợp. Nó không tạo ra được những bức ảnh “ma mị” như kiểu Instagram, nhưng cũng có ảnh hưởng nhất định tới các thông số như độ sắc nét, độ bão hòa màu, độ tương phản,… của bức ảnh. Nó cũng giúp biến máy ảnh của bạn thành một máy ảnh chụp hình đơn sắc rất tốt mà không cần qua xử lý trên máy tính (bằng cách hạ mức bão hòa màu cũng như tinh chỉnh độ tương phản). Có nhiều bộ thông số như vậy được thiết lập sẵn (hoặc cho phép người dùng đặt lại), và được gọi chung là Picture Styles. Có trên những loại máy nào? Hầu như mọi máy DSLR nếu không cũ quá thì đều được trang bị chức năng này, thậm chí cả những chiếc máy không gương lật nhỏ gọn cũng được trang bị tính năng này. Nó được đặt dưới nhiều cái tên tùy mục đích thương mại của nhà sản xuất, nhưng bạn sẽ không quá khó khăn để tìm được nơi hiệu chỉnh các thông số này. Ngay cả với những chiếc máy “cổ lỗ sỹ”, bạn cũng vẫn có thể chỉnh được các thông số này, tuy nhiên chúng chưa được gom thành các bộ tham số để tùy chọn qua lại dễ dàng. Cách sử dụng Sử dụng tính năng này rất dễ dàng, bạn chỉ cần tìm đến nó trong menu setting của máy ảnh, rồi tinh chỉnh tăng giảm các thông số về độ nét, độ bão hòa màu,… theo ý mình, hoặc lựa chọn theo các bộ chỉ số được thiết lập sẵn cho các loại hình ảnh khác nhau (chân dung, phong cảnh, đơn sắc,….). Các máy ảnh mới ngày nay hầu như đều có một nút chức năng riêng trên thân máy để chuyển nhanh đến chế độ này. Back Button Focus Giải thích Chắc chắn ai dùng thiết bị chụp ảnh nào (kể cả điện thoại), đều biết rằng khi nhấn và giữ 1 nửa nút chụp, máy ảnh sẽ tự động lấy nét. Đa phần chúng ta chờ cho máy lấy đúng nét rồi bấm nốt nửa nút chụp để chụp. Bố cục sẽ được chỉnh sửa khi về nhà crop lại ảnh sau. Tuy nhiên, với những người bấm máy chuyên nghiệp, việc xử lý hậu kỳ rất vất vả, và họ luôn cố gắng để có những bức hình tốt nhất ngay khi chụp xong, thì họ sẽ sử dụng cơ chế khóa nét/khóa sáng ngay khi cần có một bố cục tốt. Nút khóa nét/sáng chính là tính năng mà nhà sản xuất trang bị để hướng đến những người dùng có kinh nghiệm như vậy. Vị trí của nút Back Button Focus trên máy ảnh Canon Có thể bạn vẫn chưa tưởng tượng khi nào cần cơ chế khóa nét này. Vậy hãy hình dung khi đang lấy nét vào mẫu đứng ở xa, bỗng dưng có đối tượng đi vào khung hình, hoặc mẫu di chuyển , nó sẽ khiến máy phải tiến hành lấy nét lại (đặc biệt dễ xảy ra khi để cơ chế lấy nét tự động chọn điểm lấy nét). Những người dùng những lens lấy nét chậm như kiểu 50 1.8 của Canon sẽ hiểu rõ nỗi “khổ sở” khi việc lấy nét rất cực nhọc, nhất là trong điều kiện ánh sáng yếu (kể cả khi có đèn hỗ trợ). Sử dụng tốt nút khóa nét/sáng sẽ hạn chế được tình trạng “rụt rè” của những ống lấy nét chậm. Ở trường hợp khác, bạn muốn giữ bố cục 1/3 nhưng điểm lấy nét phù hợp vào mẫu thì không đủ mạnh (giả sử không phải điểm cross type). Kinh nghiệm xử lý? Lấy nét bằng điểm cross type ở tâm, sau đó giữ nút khóa nét, bố cục lại khung hình rồi chụp. Có thể giảm khẩu một chút để ảnh không bị soft. Nút này có thể thay cho 2 nút: nút khóa sáng trên body (AE-Lock – nút này các máy dòng entry của Canon không được trang bị) và nút gạt AF/MF trên ống kính. Nói như vậy bạn có thẻ thấy tầm quan trọng và tiện dụng của nút bấm nhỏ bé này. Máy nào được trang bị? Gần như mọi máy Canon đều được trang bị tính năng này, đơn giản vì Canon chính là hãng sáng tạo ra nó – LOL. Nhiều máy Nikon cũng có tính năng tương tự nhưng ở tên gọi khác nhưng phải gán cho một nút cố định thông qua một tinh chỉnh trong menu thiết lập. Các nhà sản xuất khác thì thú thực người viết cũng không nắm rõ. Cách sử dụng Cho dù máy ảnh của bạn có trang bị 1 nút dành riêng cho chức năng này hay bạn phải đặt cho 1 nút nào đó, bạn cũng sẽ cần tinh chỉnh một chút để chức năng này hoạt động đúng theo ý mình. Dưới đây là vị trí đối với từng dòng máy của Canon: EOS Rebel T3 (1100D): C.Fn 7 (option 1 or 3) EOS Rebel T3i (600D): C.Fn 9 (option 1 or 3) EOS Rebel T4i (650D): C.Fn 6 (option 1 or 3) EOS 60D: C.Fn IV-1 (option 1, 2, 3, or 4) EOS 7D: C.Fn IV-1 (Custom Controls — Shutter, AF-ON, AEL buttons) EOS 6D: C.Fn III-5 (Custom Controls — Shutter, AF-ON, AEL buttons) EOS 5D Mark II: C.Fn IV-1 (option 2 or 3) EOS 5D Mark III: C.Fn menu screen 2 (Custom Controls — Shutter, AF-ON, AEL buttons) EOS-1D X: C.Fn menu screen 5 (Custom Controls — Shutter, AF-ON, AEL buttons) Với các loại máy ảnh khác, bạn có thể tham khảo thêm trong hướng dẫn sử dụng đi kèm máy. Custom Firmware Giải thích Những bản firmware tùy biến là điều rất quen thuộc trên các thiết bị như máy tính bảng hay điện thoại thông mình. Tuy nhiên camera giống một thiết bị “đóng” hơn, và hầu như không nhà sản xuất nào mặn mà với ý định hỗ trợ người dùng tùy biến phần mềm điều khiển cho những chiếc máy của mình, bởi đơn giản điều đó có thể ảnh hưởng đến doanh thu của họ. Do đó, rất ít những bản ROM tùy biến được xây dựng cho các dòng máy ảnh, nhưng cũng không hẳn là không có. Green Lantern là custom firmware nổi tiếng nhất trên các máy Canon Lưu ý, việc làm này sẽ bổ sung thêm nhiều tính năng thú vị cho máy của bạn, nhưng đồng thời nó cũng làm mất bảo hành. Hãy suy nghĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi thực hiện. Máy nào được trang bị? Như đã nói ở trên, do không được nhà sản xuất hỗ trợ, nên số lượng máy được trang bị firmware tùy biến không nhiều và tập trung vào những mẫu máy có doanh số lớn nhất của Canon, Nikon vàPanasonic. Chi tiết về các mẫu máy được hỗ trợ và các bước thực hiện các bạn có thể xem thêm tại internet Cách sử dụng Cách làm tùy thuộc vào từng mẫu máy, và trong đường link đã nêu ở trên đã nêu rõ chi tiết cách thức thực hiện, cũng như những lưu ý trong quá trình làm. Trong đa phần trường hợp, các firmware tùy biến này sẽ được cài đè lên phiên bản của nhà sản xuất, tuy nhiên với Magic Lantern (firmware rất nổi tiếng trên hệ máy Canon) thì nó chỉ chạy tạm thời (an toàn hơn, nhưng sẽ không có ý nghĩa lắm nếu bạn muốn sử dụng thường xuyên). Tóm lại, hãy “đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng”.   Tác giả bài viết: Thanh Hải

Cách lấy nét AF

Cách lấy nét AF Sử dụng chế độ lấy nét tự động (autofocus) là một việc thông thường nhất cho mọi người cầm máy ảnh. Nhưng, với người mới cầm máy, hoặc với người mới có một máy mới, và có thể kể cả người từng chụp lâu năm, việc lấy nét chưa bao giờ là việc đơn giản, cho tất cả cơ chế lấy nét.  Có thể bạn nghĩ, chỉ cần sử dụng cơ chế full auto (hoàn toàn tự động), từ ảnh phong cảnh đến chân dung, máy ảnh tự làm hết, quá dễ dàng. Vậy, tại sao có nhiều bức ảnh không đủ nét? Chẳng hạn con mắt trong bức ảnh chân dung, hay ngôi nhà trên ngọn đồi? Vấn đề liên quan đến việc hiểu và sử dụng đúng hệ thống lấy nét tự động. Các bạn quan sát các điểm nét trong hình, máy ảnh DSLR có một điểm nét ở giữa trung tâm và các điểm xung quanh trong khung hình. Thường thì gồm 9 điểm, cao cấp hơn thì nhiều điểm nét hơn, có máy 61 điểm nét. Về cơ bản, bạn sẽ làm chủ các điểm nét này. Nếu bạn chọn một đối tượng gần nhất trong khung ảnh trùng với điểm nét AF (auto-focus) và nếu bạn không muốn lấy nét bãi cỏ phía trước mà nét sâu hơn trong một khung ảnh, thì hai trường hợp này hoàn toàn rất khác nhau liên quan đến AF. Tự động chọn Máy ảnh mặc định là tự động sử dụng hết các điểm AF trong các chế độ chụp. Chọn chế độ này, bạn bấm nút AF ở mặt sau máy ảnh (có thể vị trí các model khác nhau), màn hình các điểm nét hiển thị xác nhận AF đa điểm tự động. Khi bạn muốn lấy nét vào đối tượng gần nhất trong khung và khoảnh khắc có thể qua đi, AF tự động chọn là giải pháp tốt nhất, tránh tình trạng loay hoay với thiết bị mà khoảnh khắc vụt qua. Chọn bằng tay Bấm AF, rồi bấm Set, máy ảnh hiển thị chế độ tuỳ chọn từ tự động lấy nét đa điểm sang lấy nét trung tâm, lấy nét điểm. Bấm Set lần nữa nếu muốn trở lại lấy nét tự động đa điểm. AF trung tâm điểm là lấy nét chính xác và hoàn hảo khi đối tượng chính cần nhấn mạnh nằm ở vùng trung tâm khung hình. AF điểm, là tuỳ chọn hầu hết cho mọi người khi chụp chân dung, nhưng trong phong cảnh, bạn có thể lấy nét hậu cảnh để mờ tiền cảnh hay ngược lại... thì cũng chọn cách lấy nét AF điểm này. Các điểm nét chéo, lệnh vùng trung tâm, khi chọn AF điểm là các điểm nét thường xuyên cho chụp chân dung. Các điểm chéo gần vùng mắt đối tượng. Các điểm AF bìa trái và phải thường dùng khi cần lấy nét vào một đối tượng xa trong khung, lấy nét điểm vào đối tượng ở một bên, trái hoặc phải. Bạn có thể khoá AF bằng cách giữ nút chụp. Chẳng hạn bạn lấy nét vào đôi mắt, nhưng nếu bấm luôn thì khung ảnh có bố cục không đẹp, bạn khoá AF bằng cách giữ nguyên nửa nút chụp, dịch chuyển khung máy bố cục lại theo ý rồi bấm máy chụp. Dĩ nhiên, bạn phải tính được ánh sáng tại điểm lấy nét cho hài hoà, bởi vì vị trí máy đo sáng điểm trùng với điểm bạn khoá AF. Ví dụ, bạn lấy nét và khoá nét ở một điểm rất sáng, sau đó bố cục khung ảnh bấm máy, hình ảnh chắc chắn sẽ dư sáng. Nên phải tính toán khi sử dụng cách này. Dịch chuyển điểm nét Ở chế độ lấy nét điểm chọn bằng tay, bạn có thể di chuyển điểm nét từ điểm này sang điểm khác, bằng cách bấm các nút mũi tên 4 chiều. Để trở lại AF trung tâm, nhấn Set lần nữa. Chọn chế độ AF Việc lấy nét AF thường có 3 cơ chế: One Shot là máy sẽ chọn vài điểm nét chọn lọc với từng tấm ảnh, AI Focus AF khi muốn bắt nét các đối tượng bất thường xuất hiện, AI Servo AF để lấy nét theo chủ đề di chuyển. Trên Nikon là AF-C. Thích hợp chụp thể thao, em bé, xe đua, động vật hoang dã... và mọi đối tượng di động khác. Nguồn: Tinhte