Bản tin

Chụp Chân Dung với Flash Đồng Bộ Chậm

Mặc dù thời lượng đèn flash cực kỳ ngắn, khoảng vài phần ngàn giây, đèn Speedlite của Canon có thể tạo ra ánh sáng đủ mạnh để chiếu sáng các đối tượng. Do đó, khi chụp ảnh ở điều kiện thiếu sáng, chỉ có đối tượng được làm sáng bằng đèn flash của Speedlite sẽ được chụp trong ảnh bất kể tốc độ cửa trập của máy ảnh là bao nhiêu. Đây là nguyên tắc đằng sau kỹ thuật flash đồng bộ chậm. (Người trình bày: Koji Ueda)   Sử Dụng Hiệu Quả Hiệu Ứng Nhòe Đối Tượng với Tốc Độ Cửa Trập Thấp & Đèn Flash Bằng cách kết hợp ánh sáng đèn flash với tốc độ cửa trập thấp, có thể biểu đạt đối tượng một cách nghệ thuật bằng cách đặt hiệu ứng lướt nhanh lên hiệu ứng nhòe đối tượng. Thủ thuật sử dụng flash đồng bộ chậm là chụp ở một địa điểm có ít ánh sáng xung quanh để cho nền sau không bị quá sáng ngay cả ở tốc độ cửa trập thấp. Yêu cầu đối tượng di chuyển hông để tạo ra hiệu ứng nhòe chuyển động, và phủ lên nó một ảnh chụp vào lúc nháy đèn flash. Đây là một kỹ thuật hiệu quả để biểu đạt chuyển động của đối tượng. EOS 600D/ EF17-40mm f/4L USM/ Shutter-priority AE (0,4 giây, f/20, -1EV)/ ISO 100/ WB: Auto/ Speedlite 430EX II (E-TTL, bù phơi sáng: -1,7EV)     Thủ Thuật Sử dụng tốc độ cửa trập thấp ở một địa điểm thiếu sáng trong bóng râm Nháy đèn flash để ‘đóng băng’ một chuyển động thoáng qua   Điều Kiện Chụp Ảnh này được chụp trong bóng râm với máy ảnh đặt cách đối tượng 1,5m. Để tạo ra hiệu ứng nhòe ở đối tượng, tôi chọn Shutter-priority AE và đặt tốc độ cửa trập ở 0,4 giây. Máy ảnh được lắp vào chân máy, và đèn flash được nháy trực tiếp vào đối tượng. Vị Trí Của Đối Tượng, Máy Ảnh Và Đèn Speedlite A: Khoảng 1,5m       Chụp Cả Cảnh Đêm & Chân Dung Một Cách Rõ Nét Bạn có thể chụp ảnh chân dung ban đêm một cách rõ nét bằng cách kết hợp tốc độ cửa trập thấp với đèn flash. Tốc độ cửa trập thấp giúp làm sáng nền sau, trong khi đèn flash chiếu sáng đối tượng. Để tránh rung máy khi chụp cầm tay, hãy đảm bảo tốc độ cửa trập tương đương ’1/độ dài tiêu cự’ giây. Trong ví dụ này, tôi nâng độ nhạy sáng ISO lên 3200 để có được tốc độ cửa trập 1/30 giây để không xảy ra rung máy. Khi tôi quỳ xuống để chụp ảnh góc thấp, tôi đặt máy ảnh lên đầu gối bên kia như một cách khác để phòng tránh rung máy. Để đảm bảo lấy nét chính xác, tôi khép khẩu xuống f/4.5 đồng thời chú ý độ sâu trường ảnh. EOS 600D/ EF-S10-22mm f/3.5-4.5 USM/ Manual exposure (1/5 giây, f/4.5, -0,7EV)/ ISO 800/ WB: Auto/ Speedlite 430EX II (E-TTL, Bù phơi sáng flash: -0,7EV)     Thủ Thuật Sử dụng tốc độ cửa trập thấp để làm sáng nền sau Sử dụng đèn Speedlite để chiếu sáng đối tượng Tăng độ nhạy sáng ISO để có tốc độ cửa trập nhanh hơn   Điều Kiện Chụp Máy ảnh được đặt cách đối tượng khoảng 2m, với cảnh đêm thành phố ở nền sau. Để đưa toàn cảnh các tòa nhà cao tầng lên đến tầng cao nhất, tôi chụp một ảnh cầm tay từ góc thấp. Mặc dù cần phải giảm tốc độ cửa trập để tạo ra một tấm ảnh cảnh đêm sáng, làm như thế hẳn đã dẫn đến rung máy, do đó tôi nháy đèn Speedlite trực tiếp vào đối tượng. Vị Trí Của Đối Tượng, Máy Ảnh Và Đèn Speedlite A: Khoảng 2m     Các Bước Sử Dụng Đèn Flash Đồng Bộ Chậm 1. Chọn Một Tốc Độ Cửa Trập Thấp   Cài đặt tốc độ cửa trập đến một thiết lập chậm. Ở một cảnh thiếu sáng, tốc độ cửa trập giảm xuống một cách tự nhiên để có phơi sáng thích hợp. Tuy nhiên, ở cảnh sáng, cần phải khép khẩu để giảm tốc độ cửa trập sao cho có thể có được phơi sáng thích hợp. Chế độ Tv hoặc M sẽ rất tiện trong trường hợp này.     2. Cố Định Máy Ảnh   Ngay cả khi bạn muốn sử dụng hiệu quả hiệu ứng nhòe đối tượng, vẫn có thể tránh được rung máy. Để tránh rung máy trong ảnh cầm tay, hãy cầm chắc máy ảnh. Nếu bạn có chân máy, hãy sử dụng chân máy ở bất kỳ đâu có thể.     3. Chọn Màn Chắn Thứ Nhất Hoặc Màn Chắn Thứ Hai   Chọn đồng bộ màn chắn thứ nhất hoặc màn chắn thứ hai bằng cách nhấn nút ‘Shutter curtain synchronization’ trên đèn Speedlite. Nếu không có nút này, chọn một chế độ đồng bộ dùng menu thiết lập trên máy ảnh.     4. Nhấn Nút Chụp Trong Khi Chú Ý Phòng Tránh Rung Máy   Nhấn nút chụp trong khi chú ý phòng tránh rung máy. Nếu bạn dùng chân máy, nên sử dụng tính năng tự hẹn giờ hoặc nhả cửa trập từ xa.     Koji Ueda Sinh năm 1982 tại Hiroshima, Ueda bắt đầu sự nghiệp với vị trí trợ lý cho nhiếp ảnh gia Shinichi Hanawa. Sau đó anh trở thành nhiếp ảnh gia tự do, và hiện nay tham gia nhiều công việc khác nhau từ tạp chí đến quảng cáo trong khi chụp ảnh tại các thành phố và phong cảnh khác nhau trên khắp thế giới. Anh cũng là một nhà văn và giảng viên tại các lớp học và hội thảo về nhiếp ảnh.

’Làm Đóng Băng’ Chuyển Động với Đồng Bộ Tốc Độ Cao

Khi sử dụng một đèn flash bình thường, tốc độ cửa trập nhanh nhất bị giới hạn ở phạm vi từ 1/200 đến 1/300 giây. Nếu bạn muốn chụp ở tốc độ cửa trập cao hơn, hãy sử dụng tính năng đồng bộ tốc độ cao, cho phép máy ảnh có được tốc độ cửa trập cao bằng cách liên tục nháy đèn flash ở một công suất đèn flash nhỏ. Bằng cách bật tính năng đồng bộ tốc độ cao, bạn sẽ có thể chọn một tốc độ cửa trập cao khi bạn chụp có gắn đèn flash Speedlite bên ngoài. (Người trình bày: Koji Ueda)   Làm Sáng Đối Tượng trong khi 'Làm Đóng Băng' Chuyển Động Để chụp một cuộc đua xe đạp, gồm có những chuyển động lên xuống mạnh của xe và những khởi đầu đột ngột, cần có tốc độ cửa trập cao. Trong ví dụ bên dưới, tôi muốn chụp sự thể hiện của vận động viên khi nhấn mạnh các tia nước bắn, do đó tôi sử dụng tính năng đồng bộ tốc độ cao và đặt tốc độ cửa trập thành 1/800 giây. Với chế độ đèn flash của đèn Speedlite được đặt thành E-TTL, tôi nháy đèn flash với đầu phát nhắm vào đối tượng. Thời tiết hôm chụp không ổn định với lúc thì nắng lúc thì có mây, do đó tôi chọn Aperture-priority AE để cố định giá trị khẩu độ và kiểm soát phơi sáng. EOS-1D Mark IV/ EF24-105mm f/4L IS USM/ Aperture-priority AE (1/800 giây, f/4.5, -0,3EV)/ ISO 400/ WB: Auto/ Speedlite 580EX II (E-TTL, bù phơi sáng: -0,3EV, High-speed Sync)Người chụp: Takahito Mizutani     Thủ Thuật Có được mức phơi sáng ổn định bằng cách cố định giá trị khẩu độ Sử dụng tính năng đồng bộ tốc độ cao để có được tốc độ cửa trập cao   Điều Kiện Chụp Bầu trời hơi u ám với những thay đổi mạnh về phơi sáng. Dưới ánh nắng trực tiếp, bóng râm mạnh che lên vận động viên, làm cho khuôn mặt trở nên tối trong ảnh được chụp ở phơi sáng tiêu chuẩn. Khi mây che khuất mặt trời, kết quả là ảnh ít có tác động và có độ tương phản thấp. Để giải quyết các vấn đề này, tôi sử dụng đèn flash. Vị Trí Của Đối Tượng, Máy Ảnh Và Đèn Speedlite A: Xấp xỉ 4m       Chụp Bướm với Tính Năng Đồng Bộ Tốc Độ Cao Tôi sử dụng đèn flash để tái tạo màu vàng sống động của chú bướm đang hút mật của hoa cúc zinnia. Chú bướm có vẻ bị nhòe ở tốc độ cửa trập mà đèn fash có thể đồng bộ, do đó tôi sử dụng đồng bộ tốc độ cao. Chế độ phơi sáng của máy ảnh được đặt thành Manual, và tốc độ cửa trập và giá trị khẩu độ lần lượt được đặt thành 1/800 giây và f/11. Khi áp dụng đồng bộ tốc độ cao ở đối tượng đang chuyển động, bạn nên đặt nền sau ở mức giảm phơi sáng một chút. EOS 10D/ EF15mm f/2.8 Fisheye/ Aperture-priority AE (1/800 giây, f/11)/ ISO 200/ WB: Daylight/ Speedlite 550EX (E-TTL, High-speed Sync)Người chụp: Kazuo Unno Thủ Thuật Có được tốc độ cửa trâp cao với đồng bộ tốc độ cao Đặt máy ảnh ở mức phơi sáng giảm một chút   Điều Kiện Chụp Một chú bướm bay từ hoa này sang hoa khác đi tìm mật. Vào một ngày hơi nhiều mây, chụp ảnh chỉ bằng ánh nắng sẽ làm cho chú bướm bị thiếu sáng, và không thể tái tạo màu sắc của nó như mong muốn. Tôi muốn nháy đèn flash để giải quyết vấn đề này, nhưng chọn tốc độ cửa trập nhanh nhất mà đèn flash bình thường có hỗ trợ sẽ khiến cho đối tượng bị nhòe. Vị Trí Của Đối Tượng, Máy Ảnh Và Đèn Speedlite A: Xấp xỉ 0,15m     Các Bước Sử Dụng Đồng Bộ Tốc Độ Cao 1. Chọn Một Ống Kính   Chọn một ống kính có khẩu độ tối đa sáng nếu bạn muốn sử dụng hiệu ứng bokeh lớn trong ảnh.     2. Chọn Chế Độ Đồng Bộ Tốc Độ Cao   Nhấn nút Đồng bộ tốc độ cao/Đồng bộ màn trập. Để sử dụng tính năng đồng bộ tốc độ cao, chỉ cần nhấn nút này trên đèn flash. Đối với các đèn flash không có nút này, chọn [Flash control (Điều chỉnh đèn flash)] trong trình đơn của máy ảnh, và thay đổi thiết lập đồng bộ cho đèn flash ngoài.     3. Chọn Một Chế Độ Chụp Trên Máy Ảnh   Xoay Bánh Xe Điều Chỉnh Chế Độ trên máy ảnh để chọn một chế độ chụp Chọn Tv nếu bạn chú trọng tốc độ cửa trập, và Av nếu bạn muốn tạo ra hiệu ứng bokeh.     4. Đặt Giá Trị Khẩu Độ Và Tốc Độ Cửa Trập   Đặt tốc độ cửa trập và giá trị khẩu độ theo biểu đạt mong muốn.     Koji Ueda Sinh năm 1982 tại Hiroshima, Ueda bắt đầu sự nghiệp với vị trí trợ lý cho nhiếp ảnh gia Shinichi Hanawa. Sau đó anh trở thành nhiếp ảnh gia tự do, và hiện nay tham gia nhiều công việc khác nhau từ tạp chí đến quảng cáo trong khi chụp ảnh tại các thành phố và phong cảnh khác nhau trên khắp thế giới. Anh cũng là một nhà văn và giảng viên tại các lớp học và hội thảo về nhiếp ảnh.

Chỉnh nét bằng tay trên máy ảnh DSLR

Bên cạnh lấy nét tự động (AF), lấy nét thủ công (manual focus hay MF) là một tính năng khác mà người dùng cần lưu ý, sẽ đặc biệt hữu ích trong một số trường hợp như chụp ảnh đặc tả chi tiết nhỏ (macro) với côn trùng, động thực vật hoặc chụp ảnh sản phẩm. Vậy làm thế nào để sử dụng lấy nét thủ công đối với các máy ảnh DSLR? Chi tiết có thể tham khảo tại video dưới đây: https://www.youtube.com/watch?v=bi44IXA4th8

Hiểu về cửa trập và khẩu độ máy ảnh bằng nguyên lý bập bênh

Một cái bập bênh có liên hệ gì với nhiếp ảnh? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về mối quan hệ giữa tốc độ cửa trập và khẩu độ. Trước hết, hãy nhìn vào mối quan hệ giữa khẩu độ và màn trập. Trong biểu đồ này, bạn có thể thấy các trị số khẩu độ ở phía bên trái và tốc độ cửa trập ở bên phải. Với mỗi khoảnh khắc chụp ảnh, máy ảnh cần thu được một lượng sáng nhất định để ảnh đạt được độ phơi sáng chính xác. Trong ví dụ này, một trị số khẩu độ (f-number) cao sẽ cho lượng ánh sáng đi vào là rất ít, và do đó cửa trập cần phải mở ra lâu hơn để nhận đủ ánh sáng cho một bức hình đẹp. Nhưng trị số khẩu độ và tốc độ cửa trập không phải là các thông số duy nhất để đạt được một bức hình có độ sáng chuẩn. Chụp cùng một cảnh như bức ảnh phía trên, chúng ta có thể chỉnh tốc độ cửa trập tới tùy chỉnh cao nhất. Điều này khiến ánh sáng có rất ít thời gian để đi vào máy ảnh. Do đó, để có thể nhận được độ phơi sáng chuẩn, khẩu độ cần phải lớn hơn trước để cho phép thêm ánh sáng đi vào máy ảnh. Với một độ phơi sáng cụ thể, tốc độ cửa trập và khẩu độ nằm ở hai bên của một chiếc bập bênh. Một trong các chế độ mà bạn có thể sử dụng là Ưu tiên Khẩu độ (Apeture Priority). Với chế độ này, bạn sẽ chọn khẩu độ và máy ảnh sẽ chọn tốc độ cửa trập cần thiết để đạt được độ phơi sáng chuẩn. Và camera sẽ sử dụng khái niệm "bập bênh" như ở trên để có thể thực hiện điều này. Một chế độ khác là Ưu tiên Cửa trập (Shutter Priority). Ngược lại với Ưu tiên Khẩu độ, bạn sẽ chọn tốc độ cửa trập và máy ảnh sẽ tự động chọn khẩu độ phù hợp. Cũng như trên, máy ảnh sẽ phải dùng khái niệm bập bênh để chọn được khẩu độ chính xác cho độ phơi sáng chuẩn. Cửa trập mở và đóng để cho phép ánh sáng đi vào camera. Dĩ nhiên, cửa trập mở càng lâu thì ánh sáng đi vào càng nhiều. Các tốc độ cửa trập phổ biến là 1 giây, 1/2 giây, 1/4 giây, 1/8 giây, 1/15 giây/ 1/30 giây, 1/30 giây, 1/60 giây và 1/125 giây. Các máy ảnh hiện đại có thêm nhiều tốc độ cửa trập khác nhau, một số còn có thể đạt tốc độ 1/4000 giây. Nếu máy ảnh của bạn có chế độ kiểm soát Bù Phơi sáng (Exposure Compensation), chế độ này sẽ giúp bạn nhận được bức ảnh có độ sáng đúng như mình mong muốn: giả sử máy ảnh sử dụng tùy chỉnh mặc định và không có được độ phơi sáng như mong muốn, bạn có thể sử dụng chế độ Bù Phơi sáng để chỉnh lại cho phù hợp. Hãy thêm vào một số EV âm để tạo ra ảnh tối hơn, hoặc một số EV dương để làm nó sáng hơn. Vùng ảnh rõ (Depth of Field) có thể được điều khiển bởi tùy chỉnh khẩu độ. Khẩu độ càng nhỏ vùng ảnh rõ bạn nhận được sẽ càng nhỏ. Khẩu độ càng lớn thì vùng ảnh rõ càng lớn. Ví dụ này sẽ cho thấy khẩu độ rất cao (ít ánh sáng đi vào máy hơn), giúp tạo ra vùng ảnh rõ lớn hơn. Nói chung khi chụp ảnh chân dung thì bạn sẽ muốn vùng ảnh rõ nhỏ hơn (khẩu độ nhỏ hơn). Bạn sẽ muốn người mẫu được hiện rõ trên ảnh với vùng nền mờ xung quanh. Khi bạn chụp các bức ảnh thiên nhiên, bạn sẽ muốn vùng DOF lớn hơn, với khẩu độ lớn hơn. Khi bạn muốn điều chỉnh vùng ảnh rõ, bạn nên chọn chế độ Ưu tiên Khẩu độ. Các con số ISO đến từ thời kỳ máy ảnh phim: ISO 100 được dành cho cảnh ngoài trời sáng, ISO 400 cho cảnh ngoài trời và trong nhà, trong khi ISO 800 và ISO 1600 cho các điều kiện thiếu sáng. Một số máy ảnh cho phép thay đổi ISO theo cùng một cách. Với máy ảnh số, ISO là độ nhạy sáng của cảm biến. ISO càng thấp thì cảm biến sẽ càng ít nhạy sáng. Mối quan hệ "bập bênh" của tốc độ cửa trập và khẩu độ vẫn giữ nguyên, song ISO sẽ làm thay đổi khoảng phơi sáng của bức ảnh. Vấn đề đối với các mức ISO cao của máy ảnh số (cũng như các cuộn phim có ISO cao) là ảnh sẽ xuất hiện nhiều nhiễu. Do đó, chúng ta thường sử dụng ISO thấp nhất để tạo ra độ phơi sáng tốt nhất. Khi nào thì chúng ta nên sử dụng ISO cao? Sử dụng ISO cao trong trường hợp chụp thiếu sáng, khi mà tốc độ cửa trập của bạn thấp tới mức rung nhẹ camera sẽ làm hỏng toàn bộ bức ảnh. Sử dụng ISO cao hơn cho phép sử dụng khẩu độ thấp hơn để có vùng ảnh rõ (DOF) lớn hơn. Trong bức ảnh này ISO đã được giảm xuống (song mối quan hệ bập bênh vẫn giữ nguyên). Sự khác biệt duy nhất là cảm biến của máy ảnh cần thêm ánh sáng để có bức ảnh tốt nhất. Như đã nói ở trên, ở ISO thấp, chúng ta gặp ít nhiễu hơn. Vignette là hiện tượng bóng được tạo ra trên cạnh ngoài của ống kính. Đây là một hiện tượng không mong muốn khi bạn sử dụng kính lọc hoặc ống kính add-on. Bạn có thể crop hình để xóa vignette. Trong ví dụ này ống kính có các đường ren dày 49mm. Một kính lọc tia cực tím (UV) 49mm và một kính lọc phân cực 49mm được gắn thêm. Như bạn đọc có thể thấy, hiện tượng vignette xảy ra trên bức hình này. Với trường hợp này, sử dụng khoen tăng dần (step-up ring) 49-55mm và các kính lọc 55mm có thể giải quyết được vấn đề vignette. Gia Cường

Sử dụng 9 hiệu ứng giúp chụp ảnh đẹp hơn

    Sử dụng 9 hiệu ứng giúp chụp ảnh đẹp hơn Ngoài lý thuyết nhiếp ảnh, bạn dùng thêm các độc chiêu về hiệu ứng giúp ảnh chụp đẹp hơn nhiều Sự lợi hại của ánh sáng trong nhiếp ảnh Nội dung ảnh là điều kiện để người xem bộc lộ cảm xúc nhưng điểm khiến người xem bị thu hút lại chính là những hiệu ứng ánh sáng lạ mắt mà tác giả sử dụng trong tác phẩm nhiếp ảnh. Thêm hiệu ứng “Lens Flare” Hiệu ứng Lens Flare cho hình ảnh lưu linh hơn Hiện tượng Lens Flare (lóe sáng) xuất hiện khi lựa chọn góc chụp ngược sáng. Khi có ánh sáng trực tiếp đi vào ống kính, ta sẽ được hình ảnh nhiễm sáng. Lúc này bức ảnh sẽ thiếu độ tương phản và mất độ trong của hình ảnh nhưng bù lại, hiệu ứng Lens Flare lại tạo cho hình ảnh có cảm giác thơ mộng, lung linh, hấp dẫn mắt nhìn. Tạo không khí huyền ảo với khói bụi, sương mù Lựa chọn thời điểm có sương mù hay thêm khói sẽ giúp hình ảnh bắt mắt hơn Để tạo tâm trạng và cảm xúc cho bức ảnh đừng quên thử nghiệm với sương mù buổi sáng hay một chút khói nhân tạo. Đây là một trong những “chất liệu” thường xuyên được khai thác trong nhiếp ảnh và điện ảnh, vừa giúp xóa bối cảnh rối xung quanh cho hình ảnh “sạch sẽ” và tập trung hơn, đồng thời mang lại cảm giác mờ ảo, huyền bí. Sử dụng kỹ thuật Low key Ảnh chụp với kỹ thuật Low key ấn tượng hơn so với cách chụp thông thường Kỹ thuật chụp ảnh Low key là sự kết hợp của ánh sáng và “sự loại bỏ”. Phong cách này sử dụng màu tối để truyền đạt thông tin, giúp hình ảnh ấn tượng hơn so với cách chụp thông thường. Chụp ảnh Low key có thể chụp vào ban ngày, ngoài trời hay trong nhà và phòng chụp, quan trọng là phải có 1 chiếc đèn chiếu sáng để làm nổi bật các chi tiết cần thể hiện trên nền tối đen. Không lấy nét vào chủ thể  Không lấy nét vào nhân vật những vẫn thể hiện được cảm xúc trong ảnh Bạn có thể lấy nét vào bất kỳ chi tiết nào trong hình trừ nhân vật chính, điều này sẽ mang lại cho hình ảnh cảm giác thơ mộng và huyền bí. Kỹ thuật chụp những bức hình như vậy khá đơn giản, chỉ cần chọn khẩu độ mở lớn và lấy nét vào một chi tiết nào đó trong hình có khoảng cách xa từ 2-5m so với chủ thể chính. Chụp quá sáng Chụp quá sáng với hình ảnh có phông nền đơn sắc, ít chi tiết Những bức ảnh đúng sáng luôn là tiêu chuẩn để đánh giá màu sắc và sự chính xác của hình ảnh. Trong khi những bức ảnh quá sáng thường làm mất chi tiết và sai sắc độ của hình ảnh. Nếu chụp thử những hình ảnh có phông nền đơn sắc, chủ thể không quá nhiều chi tiết bạn có thể nhận ra việc chụp hình quá sáng trong trường hợp này mang lại hình ảnh vô cùng ấn tượng, mang cảm giác tươi mới và sáng chói. Sử dụng khẩu độ lớn Khẩu độ mở lớn giúp lấy nét tập trung hơn vào chủ thể Độ nông trường ảnh hẹp và hiện tượng phông nền bokeh là một trong những tính chất tạo nên một bức ảnh mang cảm xúc thơ mộng, được tạo nên khi sử dụng ống kính có độ mở lớn như f/1.4; f/1.8; f/2… Ngoài ra, sử dụng khẩu độ lớn còn giúp chủ thể được nổi bật và xóa mềm phông nền rối. Hiệu ứng ánh sáng Ánh sáng chếch ngược tạo độ tương phản cao Chú ý và vận dụng những cách chiếu sáng khác nhau để mang cảm xúc và sự hấp dẫn của hình ảnh. Các góc chiếu sáng thường sử dụng trong nhiếp ảnh gồm, ánh sáng thuận, ngược sáng, chếch thuận, chếch ngược, sáng bên, tản đều. Trong đó, các loại ánh sáng thuận và tản đều sử dụng chiếu sáng để tạo cảm giác mềm mại cho bức ảnh, ánh sáng ngược và chếch ngược có thể vẽ đường nét chủ thể, tạo sự tương phản sáng tối mạnh mẽ trong hình. Hiệu ứng chuyển động Chụp chuyển động với tốc độ màn trập chậm Chuyển động mờ với tốc độ màn trập chậm, chụp lia máy hay nháy đèn flash liên tục khi chụp chuyển động với tốc độ chậm có thể mang lại những bức ảnh độc đáo, ngoài chí tưởng tượng của bạn. Bởi khi đó, những đường di chuyển của chủ thể tạo hình mờ ảo hay một vệt sáng dài còn chủ thể vẫn nét căng, mang lại cảm giác “động” cho hình ảnh. (Lưu ý, khi chụp tốc độ châm nên sử dụng chân máy). Ảnh màu và đen trắng  Ảnh đen trắng mang ngôn ngữ khác biệt so với cuộc sống thực đầy màu sắc Trong khi nhiếp ảnh màu thể hiện cuộc sống với đầy màu sắc và thể hiện đủ loại tâm trạng khác nhau, dễ dàng đưa cảm xúc đến người xem… thì nhiếp ảnh đen trắng thể hiện cảm xúc qua sắc đen, xám, trắng là những màu sắc mạnh mẽ, sang trọng, vượt thời gian, mang ngôn ngữ khác biệt so với cuộc sống thực đầy màu sắc để thể hiện cái đẹp và tâm trạng ẩn chứa, e ấp…  Phạm Hải Đăng 

Bảng kích thước ảnh thông dụng bạn nên biết

Nhiều bạn gặp trường hợp kích thước ảnh khi in ra không khớp với kích thước của file ảnh khi chụp hình bằng máy ảnh kỹ thuật số. Vậy làm sao để giải quyết vấn đề này? Dưới đây là bảng kính thước ảnh thông dụng giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc crop ảnh số đúng với kích thước ảnh muốn in trên giấy. Kích thước(mm) Kích thước(inch) Pixel(300 DPI/PPI) Tỷ lệ Ghi chú 89 x 127 3,5 x 5 1051 × 1500 10:7 Thường gọi là cỡ 9 x 12 cm 102 x 152 4 x 6 1205 × 1795 3:2 Thường gọi là cỡ 10 x 15 cm (gần cỡ giấy postcard Nhật) 127 x 178 5 x 7 1500 × 2102 7:5 Thường gọi là cỡ 13 x 18 cm 152 × 203 6 x 8 1795 × 2398 4:3 Thường gọi là cỡ 15 x 20 cm, bẳng 1/2 khổ giấy A4 203 × 254 8 x 10 2398 × 3000 5:4 Thường gọi là cỡ 20 x 25 cm 203 × 305 8 x 12 2398 × 3602 3:2 Xấp xỉ bằng khổ giấy A4, gấp đôi cỡ 15 x 20 cm 254 × 305 10 x 12 3000 × 3602 6:5 Thường gọi là cỡ 25 x 30 cm 254 × 381 10 x 15 3000 × 4500 3:2 Thường gọi là cỡ 25 x 38 cm 279 × 356 11 x 14 3295 × 4205 14:11 Thường gọi là cỡ 28 x 36 cm 279 × 432 11 x 17 3295 × 5102 17:11 Thường gọi là cỡ 28 x 43 cm 305 × 381 12 x 15 3602 × 4500 5:4 Thường gọi là cỡ 30 x 38 cm 305 × 457 12 x 18 3602 × 5492 3:2 Thường gọi là cỡ 30 x 45 cm 762 x 508 20 x 30 6000 x 9000 3:2 Thường gọi là cỡ 50 x 75 cm, bằng ảnh lịch cuốn treo tường 105 x 148 4.13 x 5.83 1748 x 1240 A6 Bằng nửa khổ A5, bằng 1/4 khổ A4 148 x 210 4.13 x 5.83 3496 x 2480 A5 Bằng nửa khổ A4, xấp xỉ bằng cỡ ảnh 15 x 20 cm 210 x 297 8.27 x 11.69 6992 x 4960 A4 Khổ giấy A4, xấp xỉ gấp đôi ảnh cỡ 15 x 20 cm 297 x 420 11.69 x 16.54 13984 x 9920 A3 Gấp đôi khổ A4 420 x 594 16.54 x 23.39 27968 x 19840 A2 Gấp đôi khổ A3, gấp 4 khổ A4 Bạn cũng cần lưu ý thêm một số điểm dưới đây: Pixel là điểm ảnh, cũng là đơn vị tính độ phân giải (resolution) của ảnh số. Ảnh có độ phân giải càng cao thì chất lượng ảnh càng tốt, rõ ràng và chi tiết. Nếu muốn lưu giữ tệp tin ảnh (image file) ở độ phân giải lớn để bảo đảm chất lượng sử dụng sau này, không cần cúp ảnh nhỏ hơn ảnh đang có đúng theo độ phân giải trong bảng này mà chỉ cần giữ tỷ lệ (hai chiều) của ảnh đúng với tỷ lệ ảnh muốn in. Chất lượng ảnh in trên giấy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ phân giải của ảnh gốc, loại máy in, chất lượng máy in, chất lượng mực in, chất lượng giấy in ảnh.  Van.vn (Theo Vinacamera)

Giới thiệu 5 loại đồng hồ Garmin hot nhất hiện nay

Garmin là một trong những thương hiệu smartwatch phổ biến nhất hiện nay. Đồng hồ Garmin có nhiều mẫu đa dạng với nhiều tính năng có thể đáp ứng tốt các nhu cầu của người dùng để hướng đến một cuộc sống năng động, hiện đại. Nếu bạn đang quan tâm đến thương hiệu đồng hồ này, VNAShop xin thiệu đến bạn một số dòng đồng hồ Garmin hot nhất để bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn. Các dòng đồng hồ Garmin hot nhất: Đồng hồ Garmin Venu   Các đồng hồ thuộc dòng Garmin Venu sở hữu thiết kế đi theo hơi hướng thanh lịch, đơn giản với viền màn hình mỏng và không gian hiển thị lớn. Garmin Venu được đánh giá là dễ kết hợp với nhiều loại trang phục do ngoại hình tối giản của mình. Bạn sẽ tìm thấy mọi chức năng làm nên tên tuổi của đồng hồ Garmin trên một chiếc Venu như theo dõi sức khỏe, hướng dẫn luyện tập, tính toán Body Battery, thông báo thông minh và các tính năng theo dõi vị trí, điều khiển nhạc trên smartphone. Đồng hồ Garmin Forerunner Garmin Forerunner là dòng sản phẩm có tuổi đời lâu bậc nhất của Garmin, những chiếc đồng hồ Forerunner được thiết kế và xây dựng dành cho những người có sở thích chạy bộ và vận động viên điền kinh chuyên nghiệp. Giá cả của dòng Garmin Forerunner rất đa dạng, có nhiều phân khúc khác nhau và tính năng cũng được hãng điều chỉnh theo giá bán. Trải qua 20 năm phát triển, các sản phẩm thuộc Forerunner hiện có thể đo khoảng cách, nhịp tim và độ cao rất chính xác, thường được các vận động viên tập luyện ba môn thể thao phối hợp lựa chọn. Và trong dòng Garmin Forerunner thì Garmin Forerunner 945 là chiếc smartwatch nổi bật nhất với những ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm trước đó. Cụ thể: Garmin Forerunner 945 sử dụng hệ điều hành chính hãng giúp hỗ trợ tối đa các thao tác, đảm bảo tính tương thích của ứng dụng. Có khả năng kết nối tốt với iOS và Android. Có thể nghe nhạc với bộ nhớ lưu trữ lên đến 1000 bài hát bằng cách sử dụng phần mềm Garmin Express, iHeartRadio hoặc nghe trực tuyến trên Deezer và Spotify. Thêm chức năng bản đồ có màu và GPS, thuận tiện cho việc chạy bộ đường dài. Các chế độ theo dõi việc tập luyện thể thao (chạy bộ, đạp xe, bơi lội, golf,...) như: đếm calo, đếm số bước, đo nhịp tim, tính toán sự thích nghi của cơ thể với nhiệt độ không khí,... Cung cấp, tự thiết kế các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe người dùng. Có tính chống nước, dây đeo silicon mềm mại và chống thấm nước. Thời lượng pin có thể sử dụng liên tục trong gần 2 tuần không cần cắm sạc và trong vòng 36 giờ đồng hồ nếu bật GPS. Dung lượng bộ nhớ 4GB. Tuy nhiên, Garmin Forerunner 945 cũng có một vài nhược điểm. Khả năng kết nối Bluetooth với tai nghe chưa thực sự mượt mà, đường truyền còn chập chờn. Màn hình TFT, không phải màn hình cảm ứng và phần viền màn hình khá dày. Chưa có sự đa dạng trong thiết kế, nhất là dây đeo. Gần như chỉ có một loại chất liệu được sử dụng là silicon. Giá hơi cao. Mặt kính đồng hồ Gorilla Glass 3 có khả năng chịu lực và chống xước không quá nổi bật, kém hơn so với mặt kính Sapphire. Chức năng Garmin Pay chưa được hỗ trợ tại Việt Nam. Đồng hồ Garmin Fẽnix (Solar) So với những sản phẩm thuộc Vivoactive series, những chiếc Garmin Fenix có khả năng theo dõi sức khỏe và thể thao với độ chính xác gần như 100%. Công nghệ GPS cùng khả năng đo nhịp tim của dòng Fenix cũng được tối ưu để vận hành hiệu quả hơn. Về khả năng hỗ trợ thể thao, Garmin Fenix cho thấy sự toàn diện với hệ thống ứng dụng được xây dựng để tối ưu với từng môn riêng biệt như chạy bộ, đi bộ đường dài, bơi lội, thể dục trong nhà, tập gym, leo núi, trượt tuyết và cả đánh golf. Đồng hồ Garmin Instinct Solar Garmin Instinct Solar là bản nâng cấp với nhiều tính năng hiện đại hơn cho việc theo dõi chạy bộ trên những chiếc đồng hồ thông minh của thương hiệu này. Garmin Instinct Solar mang lại nhiều tính năng theo dõi hoạt động ngoài trời, khá giống với đồng hồ Fenix ở thời lượng pin dài và nhiều chế độ theo dõi vận động. Nhưng với một mức giá phải chăng hơn rất nhiều. Phiên bản sử dụng năng lượng mặt trời của đồng hồ Garmin Fenix ​​6 chỉ bổ sung thêm một vài giờ sử dụng pin, nhưng Garmin Instinct Solar đã tăng tuổi thọ pin lên đáng kể, mang đến cho người dùng được thời lượng sử dụng cực tốt. Nhìn chung đây là một sự cải tiến rất toàn diện mà Garmin đã dành cho Instinct Solar. Tuy vậy, Garmin Instinct Solar cũng có một số nhược điểm: Kích thước đồng hồ khá lớn. Màn hình đơn sắc, độ phân giải trắng đen. Thiết kế còn kén chọn người đeo. Dữ liệu tập luyện không chi tiết. Đồng hồ Garmin Vívoactive So với các dòng sản phẩm khác của Garmin, những chiếc Vivoactive có mức giá trung bình phải chăng hơn khá nhiều. Loạt đồng hồ Garmin Vivoactive hướng tới sự thông minh và trẻ trung trong trải nghiệm nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thể thao và sức khỏe. Để thu hút các khách hàng trẻ, đội ngũ thiết kế của Garmin liên tục nghiên cứu để tìm ra những mẫu mã bắt mắt dành cho dòng Vivoactive. Các loại đồng hồ Garmin thuộc dòng Vivoactive hầu hết đều đảm bảo loạt tính năng cần có như GPS, nhận thông báo, đo nhịp tim, độ stress… Trên đây, VNAShop đã điểm qua một số dòng đồng hồ Garmin hot nhất, nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan có thể liên hệ chúng tôi để được giải đáp và tư vấn. Chúc bạn sẽ tìm được một chiếc đồng hồ Garmin phù hợp.  

Hướng dẫn tải và cài đặt phần mềm Photoshop trên Windows, Mac

Với nhu cầu chỉnh sửa ảnh và đồ họa, bạn cần có Photoshop. Dưới đây, Vui Nhiếp Ảnh xin chia sẻ cách thức để bạn có thể tải phần mềm về máy một cách đơn giản nhất. • Lưu ý: Các bản cài đặt dưới đây chỉ được dùng thử với thời gian là 1 tháng, bạn cần mua phần mềm để có thể sử dụng lâu dài. 1. Hướng dẫn cách tải và cài đặt phần mềm Photoshop trên Windows Để tải phần mềm Photoshop về máy, các bạn thực hiện các bước sau đây nhé: + Đầu tiên, bạn tải phần mềm TẠI ĐÂY. + Sau khi nhấn vào đường link, nhấn chọn Start free trial trong ô của phần mềm Photoshop. + Ở bước tiếp theo, bạn sẽ tiến hành đăng nhập hoặc đăng ký tài khoản và cung cấp các thông tin cá nhân bằng cách nhấn chọn Create Account (tạo tài khoản) hoặc Sign in (đăng nhập) để tải phần mềm. + Khi phần mềm được tải về máy, vào thư mục Download trên máy mở file Photoshop_Set-Up để tiến hành cài đặt. + Sau khi hoàn thành xong các bước, Photoshop sẽ được tải về và cài đặt trong máy tính của bạn. + Khi phần mềm được cài đặt thành công, cửa sổ của Adobe sẽ hiển thị, nhấn vào Start free trial để chạy ứng dụng. + Khi sử dụng ứng dụng ở những lần sau, bạn sẽ mở phần mềm Photoshop trực tiếp qua biểu tượng trên máy tính hoặc thông qua Creative Cloud Desktop - nơi quản lý các ứng dụng của Adobe. 2. Hướng dẫn cách tải và cài đặt phần mềm Photoshop trên macOS Kế tiếp, Vui Nhiếp Ảnh sẽ hướng dẫn bạn cách tải và cài đặt phần mềm Photoshop trên hệ điều hành Mac OS nhé! + Tải phần mềm Photoshop về máy TẠI ĐÂY. + Vào thư mục Download mở file Adobe Photoshop CS6 vừa tải về, nhấn chọn Photoshop _13_LS16.dmg để tiến hành cài đặt. + Ở bước tiếp theo, cửa sổ Adobe Photoshop CS6 sẽ được hiển thị, nhấn chọn Adobe Photoshop CS6. + Sau đó, chọn Install để bắt đầu cài đặt ( ở bước này các bạn nhớ tắt mạng để việc cài đặt được dễ dàng nhé). + Kế tiếp, chọn Install a Trial rồi nhấn chọn Sign in late để chuyển sang cửa sổ mới. Ở cửa sổ tiếp theo chọn Accept để đồng ý với các điều khoản của Adobe. + Nhấn chọn Install để bắt đầu cài đặt chương trình. + Điền mật khẩu của máy tính vào ô trống rồi nhấn OK để chương trình cài đặt có thể chạy. Quá trình cài đặt sẽ tốn khoảng vài phút. + Sau khi cài đặt xong, chọn Close để hoàn thành quá trình cài đặt và kéo file chạy ra từ Launch Pad. Nhấn vào biểu tượng Photoshop trên màn hành để sử dụng. Trên đây là các bước hướng dẫn cách tải và cài đặt phần mềm Photoshop trên Windows, Mac OS một cách đơn giản. Chúc các bạn thành công, cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo! Nguồn bài viết: Thế giới di động. Link gốc: https://www.thegioididong.com/hoi-dap/huong-dan-cai-dat-photoshop-cc-tren-mac-os-849148.  

Top 6 chiếc smartphone hấp dẫn nhất trong tháng 11

Trong nhiều chiếc smartphone được ra mắt trong thời gian gần đây, hai chiếc điện thoại gập của Oppo, bộ đôi Vivo V29 series cùng model giá rẻ của Xiaomi, Poco gây được ấn tượng mạnh mẽ. Cùng VNAShop tìm hiểu chi tiết ngay bên dưới. Oppo Find N3 - chiếc smartphone có màn hình "tỷ lệ vàng", camera chất lượng tuyệt hảo   Find N3 được công bố ngày 26/10 và sẽ có mặt trên thị trường từ 11/11. Máy có thiết kế phẳng và vuông vắn, cụm camera sau kích thước lớn chiếm gần hết mặt lưng. Sản phẩm nằm trong số những điện thoại gập mỏng nhẹ nhất, dày 11,7 mm khi đóng lại, 5,8 mm khi mở ra và nặng 239 gram. Màn hình trong và ngoài có kích thước 6,31 và 7,82 inch, dùng tấm nền LTPO3 OLED độ phân giải 2K cùng tần số quét 120 Hz. Find N3 tích hợp đầy đủ mọi công nghệ xịn nhất nhì của hãng, kết hợp với màn hình gập tỷ lệ vàng với tấm nền AMOLED gập bên trong có kích thước 7.8 inch, tỷ lệ 10:9 và giao diện phần mềm mới cho khả năng đa nhiệm tuyệt hảo hơn bao giờ hết. Find N3 trang bị chip Snapdragon 8 Gen 2, RAM 16 GB và bộ nhớ 512 GB. Các điện thoại gập thường bị bỏ qua về chất lượng camera nhưng OPPO thì không. Chiếc Find N3 sở hữu camera góc rộng 48MP, dùng cảm biến LYTIA-T808 kích thước lớn, thu sáng cực tốt để tăng tương phản động, giảm nhiễu tốt hơn các cảm biến kiểu cũ. Bên cạnh đó, camera tele zoom quang 3x dùng thiết kế kính tiềm vọng, độ phân giải 64MP và khẩu độ f/2.6 khá lớn, cho phép zoom lai đến 120x. Kết hợp với Hasselblad, máy có thêm các bộ lọc màu đặc trưng đẹp mắt. Viên pin của Oppo Find N3 dung lượng 4805 mAh đi kèm sạc siêu nhanh SUPERVOOC 67W làm đầy 100% chỉ trong vòng 42 phút. Oppo Find N3 có hai phiên bản màu sắc sang trọng: Vàng cổ điển và Đen lịch lãm. Với giá bán khoảng 45 triệu đồng. Oppo Find N3 Flip - chiếc smartphone gập vỏ sò đầu tiên có 3 camera sau   [caption id="attachment_22693" align="alignnone" width="1024"] Oppo N3 Flip là smartphone gập vỏ sò đầu tiên có ba camera sau[/caption] Thiết kế Find N3 Flip có điểm nhấn chung là nhỏ gọn, thời trang nhưng không có khác biệt so với thế hệ trước. Phần khung sườn làm mỏng hơn nhưng dày và nặng hơn, khả năng chống nước nhẹ IPX4. Màn hình ngoài có kích thước 3,26 inch hỗ trợ nhiều tính năng. Màn hình trong 6,8 inch sử dụng tấm nền LTPO 120 Hz, độ phân giải Full HD+. Oppo N3 Flip là smartphone gập vỏ sò đầu tiên có ba camera sau, được tinh chỉnh bởi Hasselblad. Trong đó, camera chính 50 megapixel, ống tele 32 megapixel và góc siêu rộng 48 megapixel. Máy trang bị chip Dimensity 9200, RAM 12 GB, bộ nhớ trong 256 GB, pin 4.300 mAh và sạc nhanh 44 W. Giá bán của N3 Flip khoảng hơn 22 triệu đồng với ba màu thời thượng: Đen Hổ Phách, Vàng Thạch Anh và Hồng Ngọc Bích. Vivo V29 5G - chiếc smartphone có màn hình cao cấp nhất lịch sử V series   Smartphone cận cao cấp mới ra mắt ngày 1/11 của Vivo là model thay thế cho V25 Pro năm ngoái. Máy có thiết kế cong hai mặt cùng khung viền mỏng, thay vì vuông vắn với viền phẳng theo xu hướng hiện nay. Màn hình sử dụng tấm nền AMOLED 6,78 inch độ phân giải 1,5K và tần số làm tươi 120 Hz. Vivo vẫn trang bị ba camera sau cho V29 5G, trong đó camera chính 50 megapixel hỗ trợ chống rung quang học OIS. Máy tích hợp chip Snapdragon 778 5G, RAM 12 GB và bộ nhớ trong 256 GB. Pin của V29 5G có dung lượng 4.600 mAh và sạc nhanh công suất 80 W. Về tính năng kết nối, điện thoại hỗ trợ hai khe cắm SIM (nano-SIM + eSIM), 5G, Wi-Fi 802.11ac, Bluetooth 5.3, GPS, NFC và cổng USB Type-C. Ngoài ra, sản phẩm còn đạt chuẩn IP68, giúp bảo vệ thiết bị khỏi bụi và nước. Giá của Vivo V29 5G rơi vào khoảng 13 triệu đồng. Vivo V29e - chiếc điện thoại thông minh giúp ảnh chân dung bừng sáng như studio Vivo V29e là chiếc smartphone tầm trung mới nhất của Vivo vẫn giữ thiết kế vuông vắn và cụm camera lớn tương tự thế hệ trước. Điểm khác biệt nằm ở màu sắc và hoa văn cùng khả năng kháng nước IP54. V29e có màn hình AMOLED kích thước 6,67 inch độ phân giải Full HD+, tốc độ làm tươi 120 Hz. Cụm camera giảm xuống hai ống kính với máy ảnh chính 64 megapixel và camera phụ đo độ sâu trường ảnh. Sản phẩm được nâng lên chip Snapdragon 695 5G, hai phiên bản RAM 8 và 12 GB, bộ nhớ trong 256 GB. V29e có pin 4.800 mAh, lớn hơn thế hệ trước 200 mAh nhưng sạc nhanh giảm xuống còn 44 W. Vivo V29e hiện được bán ra với giá trên dưới 9 triệu đồng. Xiaomi Redmi 13C Mặc dù chưa chính thức lên kệ nhưng với nhiều thông tin rò rỉ và đồn đoán, Xiaomi Redmi 13C sẽ là bản nâng cấp của Redmi 12C nhưng được làm vuông vắn hơn. Máy vẫn là model có màn hình lớn nhất phân khúc với kích thước 6,71 inch, tấm nền IPS, độ phân giải Full HD+. Model này trang bị chip Helio G85 nhưng RAM nâng lên 6 GB và bộ nhớ trong 128 GB. Ngoài hai camera giống "đàn em" Redmi 12C là camera chính 50 megapixel và camera phụ đo độ sâu trường ảnh, máy có thêm ống góc siêu rộng 8 megapixel. Dung lượng pin vẫn giữ ở mức 5.000 mAh và được chuyển sang dùng cổng sạc USB-C cùng sạc nhanh 18 W. Dự kiến, Xiaomi Redmi 13C sẽ được bán ra thị trường trong tháng này. Poco C65 Poco C65 chính là bản nâng cấp của Poco C55. Máy có thiết kế phẳng cùng khung sườn vuông vắn thay vì bo tròn như trước. Poco C65 vẫn sử dụng màn hình IPS kích thước 6,71 inch độ phân giải Full HD+ cùng tần số quét 90 Hz. Sản phẩm trang bị chip Helio G99, RAM 4 GB cùng bộ nhớ trong 128 GB. Máy trang bị camera độ phân giải 64 megapixel cao hơn mức 50 megapixel của thế hệ trước. Pin vẫn giữ ở mức 5.000 mAh nhưng hỗ trợ sạc nhanh 33 W. Chiếc điện thoại thông minh này hỗ trợ mở khóa bằng cảm biến vân tay đặt ở hông và mở khóa bằng khuôn mặt. Một điểm nâng cấp lớn nữa là cổng USB-C, ngoài ra thiết bị cũng có giắc âm thanh 3.5mm. POCO C65 sẽ sở hữu ba tông màu thời thượng bao gồm: Đen, Xanh và Tím cùng hai phiên bản 6GB+128GB và 8GB+256GB với giá bán trên dưới 3 triệu đồng.